Thứ 6, 19-04-2024, 5:50 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Hơn 20 năm mưu sinh bên mồ người chết
Hơn 20 năm mưu sinh bên mồ người chết
trandung49162Date: Thứ 6, 14-12-2012, 3:01 PM | Message # 1
Bắt đầu
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 14
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
Nhờ những đồng tiền eo hẹp từ việc lau chùi mộ thuê và bán nhang đèn ở nghĩa trang, bà Mười tằn tiện nuôi 4 đứa con và còn trích một phần để “xây nhà” cho những bào thai bị vứt bỏ.
Giữa nghĩa trang hoang vu phường Tân Lập (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), người đàn bà gầy gò, da ngăm đen, mặt rám nắng đang cặm cụi lau chùi, dọn dẹp mồ mã. Trên ngôi mộ ốp gạch men dính bụi, bà Phạm Thị Mười (49 tuổi, trú tại khối 7) cầm miếng vải ướt lau khắp mộ rồi quét dọn, nhổ cỏ và thắp lên những nén nhang.

Căn phòng nhỏ hẹp rộng chừng 10 m2 nằm ngay con đường dẫn vào khu nghĩa trang được bày biện một ít hương đèn, bánh trái, chổi, xô múc nước… để phục vụ những người đi viếng mộ. Bà Mười cho biết đây là “văn phòng” mà 20 năm qua gia đình bà bấu víu để mưu sinh. Hàng ngày, cứ khoảng 6h bà có mặt tại quán, lấy đồ nghề đi chùi mộ. Xong xuôi quay về đây mở quán bán đến 19h mới về nhà với các con.

"Văn phòng" làm việc của bà Mười. Ảnh: H.P
Bà kể quê ở Quảng Nam, vào Đăk Lăk lập nghiệp từ năm 1986. Trước khi làm công việc này, bà cùng chồng làm thuê đủ mọi việc như phụ hồ, rửa chén bát ở quán ăn, ôsin... Đến khi chồng bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của tình nhân thì bà mới ra nghĩa địa kiếm cơm nuôi các con. Hơn 20 năm qua, 5 mẹ con bà bám víu vào nghĩa trang để sống.

“Lúc đầu vợ chồng cùng làm thuê cũng đủ sống. Sau biến cố, một mình tôi phận nữ yếu ớt không làm được việc nặng nên phải trôi dạt ra nghĩa trang bán nhang đèn kiếm ăn qua ngày. Người dân khi lên thăm mộ, thấy mộ bẩn nên thuê tôi dọn dẹp. Kể từ đó, ngoài bán nhang đèn, tui kiêm thêm công việc này”, bà Mười nói.

Lật sổ ghi chép thu chi hàng tháng của gia đình, bà lẩm nhẩm, với công việc này, mỗi tháng bà kiếm được non một triệu rưỡi. “Tiền bán hương đèn mỗi ngày được 15.000 đồng, vị chi cả tháng được gần 450.000 đồng. Mỗi ngôi mộ họ trả 30.000 đồng một tháng dọn dẹp, mỗi tháng làm 30 mộ, được 900.000 đồng", bà Mười nói và cho biết với số tiền này bà tằn tiện, khéo co kéo mới nuôi được 5 miệng ăn.

"Hồi đó tôi cũng phập phồng lo sợ bởi nơi đây tập hợp nhiều thành phần phức tạp. Nhưng vì túng quẫn, không có việc làm, sợ con đói nên đánh liều lên đây”, bà Mười tâm sự.

Người đàn bà đã bước qua con dốc cuộc đời kể, thời gian đầu bà gặp nhiều rắc rối như quán xá bị cướp, bản thân bị trêu chọc. Ban ngày bà không dám mở cửa chính, chỉ mở cửa sổ có song sắt để bán hàng. Tối về nhà, không có ai trông quán, trộm phá cửa lấy đồ đạc. "Mà trong quán nào có gì to tát, mấy ốp hương, một ít bánh kẹo với mấy cái xô, cái chổi... Vậy mà cũng phá cửa lấy cho được”, bà Mười than.

Thu nhập ít ỏi nhưng nhiều năm qua bà Mười vẫn trích ra một phần để xây “mái ấm” cho hàng trăm thai nhi bị tước bỏ mạng sống. Những lần đó bà tự tay thu gom, mua cát, xi măng, gạch về “xây nhà” cho các em ngay tại nghĩa trang. Đến giờ, nằm rải rác trong nghĩa trang này là rất nhiều những nấm mồ nhỏ, có cái được đổ bằng xi măng, có cái được lót bằng gạch men nằm lọt thỏm giữa những ngôi mộ khang trang. Mỗi mộ bà Mười đều ghi ngày tháng, nơi nhặt được để tiện theo dõi.

Mộ Cu Lượm, anh cả trong số hàng trăm thai nhi do bà Mười nhặt nhạnh về chôn cất. Ảnh. H.P
Chỉ tay vào nấm mồ “khang trang” ghi tên Cu Lượm được lót bằng gạch men, bà Mười nói: “Ở đây có khoảng 200 thai nhi từ 3 tháng trở lên, trong đó mồ Cu Lượm to nhất. Tôi nhặt Lượm năm 2008, lúc cháu đã ra đời, đủ hình hài bị vứt bỏ ở gốc cà phê. Lượm là anh cả trong số những anh em ở đây nên được ưu tiên xây nhà đẹp nhất”.

Đưa mắt nhìn xa xăm, bà Mười cho biết, vào những ngày rằm thỉnh thoảng có phụ nữ trẻ đến trước những ngôi mộ đó ngồi khóc. Họ mang bánh trái, đồ chơi đến trước mồ để cúng. Đến khi thấy có người đi ngang là họ lủi thủi che mặt bỏ đi. "Có thể lúc trước họ bồng bột nên tự tay giết con, giờ đến để cúng cho con. Chỉ tội cho các cháu, chưa thấy mặt cha mẹ đã vội ra đi”, bà Mười nói.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ tịch UBND phường Tân Lập cho biết, cuộc sống gia đình bà Mười khó khăn, nhiều năm nay phải ra nghĩa trang kiếm sống. Nhưng dù còn nghèo bà vẫn bỏ tiền xây mồ cho những bào thai bị vứt bỏ. Bà cũng đi thu gom kim tiêm mà bọn nghiện vứt vương vãi ở nghĩa trang để người dân không dẫm phải. "Đây là những việc làm có ích, đáng được tuyên dương", ông Hoàng nói.


Ngày 14-12-2012
Thành viên đăng

trandung49162
 
cucquyDate: Thứ 6, 14-12-2012, 3:25 PM | Message # 2
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
hihi, không có hình tiếc quá cry


Ngày 14-12-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Hơn 20 năm mưu sinh bên mồ người chết
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: