Thứ 6, 19-04-2024, 4:26 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » 25 năm không có tác phẩm hay
25 năm không có tác phẩm hay
cucquyDate: Thứ 4, 21-11-2012, 11:09 PM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng


TT - Thực tế đáng buồn này được nhắc đến trong tọa đàm “Sáng tạo âm nhạc về đề tài lịch sử” do Hội Nhạc sĩ VN tổ chức ngày 2-11 tại Hà Nội.

Những tác phẩm âm nhạc về đề tài lịch sử được mang lên sân khấu vài lần rồi mất hẳn. Trong ảnh: trình diễn âm nhạc dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - Ảnh: Gia Tiến

“Không hẳn thiếu người sáng tác, không hẳn thiếu tiền, nhưng suốt 25 năm qua, lịch sử VN bằng âm thanh không có thành tựu nào đáng kể. Nguyên nhân nói ra thì nhiều và dài lắm” - một nhạc sĩ than thở.

“Đó là những sáng tác mà tính cổ động hô hào tỉ lệ nghịch với giá trị nghệ thuật. Đó là những sáng tác ra đời cho kịp thời vụ rồi nhanh chóng mất hút khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Kiểu sáng tác thời vụ, lễ lạt, xài một lần rồi đắp chiếu để đó, năm sau lôi ra dùng lại” - nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Châu điểm mặt các tác phẩm âm nhạc về đề tài lịch sử.

Cũng bởi kiểu sáng tác thời vụ đó mà tác phẩm âm nhạc về đề tài lịch sử chưa được công chúng đón nhận. “Nói người trẻ quay lưng lại với lịch sử là không đúng bởi điều này là tại chúng ta. Chúng ta chưa làm đến nơi đến chốn. Các nhạc sĩ hôm nay vẫn viết nhạc về lịch sử nhưng viết xong lại để đấy. Từ trước đến nay chúng ta chỉ đào tạo nhạc sĩ mà quên không đào tạo lớp công chúng biết thưởng thức và có tư duy thẩm mỹ tốt” - nhạc sĩ Huy Thục chia sẻ.

Nếu những nhạc sĩ sáng tác âm nhạc về lịch sử là người ghi sử bằng âm thanh thì có vẻ họ đã không làm tròn vai trò của mình. Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, phải nhìn thẳng, nhìn nghiêm túc vào thực trạng 25 năm không có tác phẩm hay cho công chúng. “Ngay cả cuộc vận động sáng tác rất lớn vừa rồi, số lượng tác phẩm lớn nhưng lại không có đầu ra, mà đã không có đầu ra thì ai nghe được? Ai biết được những bài học lịch sử của dân tộc trong âm nhạc?” - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bày tỏ.

Bên cạnh đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ: “Viết về đề tài lịch sử phải thật gần gũi với cuộc sống hôm nay mới có thể tồn tại được”. Còn nhạc sĩ Hoàng Long đặt vấn đề phải sáng tác được những ca khúc về đề tài lịch sử để “trám” lỗ hổng cho trẻ em. “Tác phẩm phải hay, hấp dẫn, phù hợp với năng lực trẻ em thì các em mới nhớ, mới hát và bài hát có đời sống sẽ thành hành trang tinh thần theo các em mãi mãi” - nhạc sĩ Hoàng Long nói.

Với rất nhiều trăn trở về việc sáng tác và thưởng thức âm nhạc, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Châu nêu rõ: đề cao ý thức công dân trong nội dung, đề tài lịch sử cũng luôn đòi hỏi trách nhiệm công dân ở người sáng tác. Sự kiện nóng hổi hôm nay sẽ là lịch sử mai sau, nhạc sĩ ở mức độ nào đó cũng là người ghi sử, đương nhiên không sao chép thực tế mà sáng tạo qua ngôn ngữ nghệ thuật mang tính tượng trưng và khái quát, vậy nên người ghi sử bằng âm thanh với trách nhiệm công dân rất đáng được hưởng quyền tự do sáng tạo và quyền được hỗ trợ sáng tạo.

Sáng tác xong rồi... đắp chiếu

Sau chiến tranh, chủ đề lịch sử trong âm nhạc có trở lại nhưng thường vào những dịp lễ lạt như 300 năm Sài Gòn (1998), 990 năm Thăng Long - Hà Nội (2000) và 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010). Nhưng theo đánh giá của các nhạc sĩ và nhà nghiên cứu, số tác phẩm này quá khiêm tốn không chỉ về số lượng mà còn ở hiệu ứng xã hội. Được mang lên sân khấu một vài lần rồi mất hẳn, đời sống xã hội của tác phẩm cũng không đáng là bao. Và dĩ nhiên, những khán giả bình thường không có giấy mời trong các dịp lễ lạt long trọng chưa bao giờ biết mặt biết tên những tác phẩm vừa ra đời đã vội đắp chiếu đó.

Liệt kê một loạt tác phẩm: Từ Hoa Lư đến Thăng Long Hà Nội - Đoàn Bổng, thơ: Nguyễn Quang Long; Truyền thuyết hồ Gươm - Hoàng Phúc Thắng; Hoài niệm Văn Miếu - Duy Quang; thơ giao hưởng Chiếu dời đô - Đinh Quang Hợp; liên khúc giao hưởng Ngàn năm nhớ về thuở ấy - Đinh Quang Hợp; thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long - Bài ca dời đô - Doãn Nho; giao hưởng Hồn đất Việt - Nguyễn Thiên Đạo..., một nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Có bao nhiêu bài đã trở nên quen thuộc với công chúng?

HÀ HƯƠNG
http://vn.news.yahoo.com/


Ngày 21-11-2012
Thành viên đăng

cucquy
Đính kèm: 9293796.jpg (15.3 Kb)
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » 25 năm không có tác phẩm hay
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: