Thứ 7, 11-05-2024, 11:17 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » An ninh hình sự » Phóng viên thực tập kể chuyện trực chốt cùng cảnh sát
Phóng viên thực tập kể chuyện trực chốt cùng cảnh sát
peheo9xDate: Thứ 2, 26-11-2012, 7:37 PM | Message # 1
Thành viên trẻ
Nhóm: Đã xác nhận là Thành viên
Số bài viết: 2055
Điểm: 2
Trạng thái: Không lên mạng
Có trường hợp cảnh sát từ chối, có trường hợp thì nghe máy và phân tích để người bên kia đầu dây hiểu. Cảm nhận ban đầu của tôi về tổ 141 là “đã bắt là bị phạt”, có vẻ hà khắc quá, có vẻ thiếu tình cảm quá.

Tôi là một phóng viên thực tập, tôi nghe dư luận nói nhiều về lực lượng đặc biệt 141, rằng đó là “Quả đấm thép” của CATP Hà Nội, trấn áp rất quyết liệt các đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự, bảo vệ sự bình yên của Thủ đô. Nhưng gần đây tôi nghe đồn 141 “thiếu tình cảm” khi xử rất mạnh tay với cả những phụ nữ hiền lành và giới sinh viên như chúng tôi. Tôi đã xin ra chốt...

Một ngày giữa tháng 10-2012, tôi được bố trí đứng tại chốt trước cổng trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, tổ Y5/141 do Trung tá CSGT Hà Văn Tuân chỉ huy. Lúc đầu tôi hơi sợ khi chứng kiến những màn chặn bắt xe vi phạm giữa đường của các anh CSGT và CSCĐ. Nhưng “hãi” nhất vẫn là những pha người vi phạm quay đầu xe, vọt ga chạy ngược chiều hòng thoát thân. Khi ấy lực lượng cơ động và CSHS hóa trang xuất hiện, bắt xe như... trong phim.

Các lỗi phổ biến của người tham gia giao thông là không đội mũ bảo hiểm, không mang giấy tờ xe, lái xe kẹp 3, lạng lách, đánh võng… Với những lỗi như trên, lực lượng 141 xử lý rất nhanh, tùy theo mức độ có thể là nhắc nhở, phạt tiền, tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe. Nhiều người vi phạm bị đưa về chốt gọi điện đi nhờ “sự trợ giúp của người thân” rồi dí điện thoại vào tai mấy đồng chí cảnh sát để “nói chuyện”. Có trường hợp cảnh sát từ chối, có trường hợp thì nghe máy và phân tích để người bên kia đầu dây hiểu. Cảm nhận ban đầu của tôi về tổ 141 là “đã bắt là bị phạt”, có vẻ hà khắc quá, có vẻ thiếu tình cảm quá.


Người vi phạm: Cảm ơn 141

Anh Trần Hưng Nghĩa (quê Nam Định) không đội mũ bảo hiểm, không có giấy tờ xe, và còn uống bia khi tham gia giao thông. Đứng cạnh chiếc xe treo lủng củng đồ đạc của một công nhân, anh Nghĩa biết là mình có lỗi nên xin được nộp phạt theo quy định. “Tôi biết là mình sai nên chấp hành thôi, 141 làm thế là rất đúng, cũng nhờ 141 mà đảm bảo được an toàn trên đường phố”. Thấy người anh công nhân thực tâm biết lỗi, thái độ đúng mực, chỉ huy tổ 141 đã nhắc nhở và không xử phạt anh cười. Trước khi dắt xe đi, anh Nghĩa nói: “Tôi sẽ cố gắng không vi phạm nữa, xin cảm ơn”.

Ít phút sau, một đôi bạn trẻ trạc tuổi tôi cũng bị đưa vào chốt. Họ có giấy tờ xe và bằng lái, nhưng không đội mũ bảo hiểm. Cả hai bạn trẻ này liên tục xin lỗi, hứa không bao giờ tái phạm. Thậm chí, các bạn ấy còn đưa cả thẻ sinh viên ra để... mong được tha. Ấy thế mà cũng có tác dụng, chú chỉ huy đồng ý... bỏ qua. Lúc ấy tôi cũng chưa rõ lắm vì sao hai bạn đó không bị xử lý, chỉ kịp nhìn họ ra cảm ơn mấy anh công an rồi vội vàng lấy xe đi.

Trường hợp nữa là anh Dương Trường An, SN 1994, sinh viên Học Viện kỹ thuật Quân sự bị tổ công tác nhắc nhở vì tội không đội mũ bảo hiểm khi anh đi từ trường về nhà. Anh vui vẻ nói “Mình vừa từ trường ra nên vội, chưa kịp đội mũ. Không ngờ mình giới thiệu là sinh viên lại... hiệu quả thế. Cảm ơn 141 đã nhắc nhở và không phạt, chứ tổng hợp các lỗi thì cũng mất khối tiền, sau lần này mình sẽ cẩn thận hơn, sẽ không tái phạm nữa”.

Lực lượng 141 rất tình cảm

Có nhiều trường hợp là phụ nữ vi phạm được cho qua. Theo quan sát của tôi, cũng có một số trường hợp nhìn bề ngoài có vẻ là giới lao động nghèo và sinh viên vẫn bị tạm giữ xe. Lý giải về các trường hợp được “tha bổng”, Trung tá CSGT Hà Văn Tuân cho biết: “Nhiệm vụ chính của 141 là qua kiểm tra giao thông để phát hiện vi phạm hình sự. Xử phạt giao thông chỉ là việc phụ. Những trường hợp được cho qua chủ yếu là sinh viên, hoặc phụ nữ, những người nhìn hiền lành, có thái độ đúng mực, thành khẩn nhận lỗi. Sinh viên mà phải nộp phạt vài trăm bạc là cả một vấn đề lớn với họ”.

Về những trường hợp cũng là sinh viên hoặc phụ nữ mà vẫn bị phạt, bị giữ xe, thì Trung tá Tuân cho hay: “Đấy là các trường hợp mà tổ 141 nghi ngờ xe “có vấn đề” thì cứ tạm giữ để tiến hành xác minh. Hoặc các trường hợp vi phạm mà vẫn chối cãi, cậy người này người kia để chống đối thì dù đó là ai cũng vẫn xử lý. Xử phạt hay bỏ qua còn phụ thuộc vào chính thái độ của người vi phạm”.
23h cũng là lúc kết thúc ca làm việc của tổ Y5/141, Thượng sĩ CSGT Nguyễn Hoàng Long tổng kết trong ca làm việc có trên 20 biên bản được lập.

Thượng sỹ Long nói rằng 141 vẫn bỏ qua cho rất nhiều trường hợp, chỉ xử nghiêm các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự hoặc chống đối. Hóa ra 141 cũng “rất tình cảm”, chứ đâu đến mức “cạn tình” như nhiều người nói. Và “bí quyết” tôi rút ra là chẳng may bị bắt thì cứ nghiêm túc chấp hành việc kiểm tra, sau đó hãy trình bày và... xin xỏ. Là phụ nữ hay sinh viên thì càng có... lợi thế. Càng chống đối, càng khoe ông này bà nọ càng nhanh bị xử phạt.


Ngày 26-11-2012
Thành viên đăng

peheo9x
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » An ninh hình sự » Phóng viên thực tập kể chuyện trực chốt cùng cảnh sát
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: