Thứ 6, 03-05-2024, 4:15 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Kinh doanh » Thiếu nguồn cung, chênh lệch giá vàng tăng cao
Thiếu nguồn cung, chênh lệch giá vàng tăng cao
peheo9xDate: Thứ 5, 22-11-2012, 5:21 PM | Message # 1
Thành viên trẻ
Nhóm: Đã xác nhận là Thành viên
Số bài viết: 2055
Điểm: 2
Trạng thái: Không lên mạng

Thiếu nguồn cung, chênh lệch giá vàng tăng cao

Cập nhật lúc 09:00, Thứ sáu, 16/11/2012 (GMT+7)


Hiện mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức cao, lên hơn ba triệu đồng một lượng. Ðiều này cho thấy sự mất cân đối cung - cầu của thị trường vàng trong nước. Hệ lụy này đang gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người dân cũng như các tổ chức tín dụng trong việc tất toán vàng nhằm cân đối thanh khoản.

Ðúng như kỳ vọng của một số ngân hàng, ngày 26-10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản cho phép gia hạn thời gian tất toán các hợp đồng huy động vàng muộn nhất là đến hết quý II năm sau thay vì ngày 25-11-2012 như Thông tư 22 trước đó. Trên thực tế hiện nay, khoảng 90% nhu cầu mua vàng SJC thuộc về các ngân hàng nhằm cân đối thanh khoản để trả người gửi vàng, 10% còn lại là doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, trong số gần 400 nghìn lượng mà NHNN cấp phép cho Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC gia công hiện còn tồn khá lớn. Ðến nay, công ty này chỉ mới chuyển đổi và dập được khoảng gần 168.000 lượng và tiến độ chuyển đổi vẫn rất chậm do bị tắc bởi khâu kiểm định đã gây nên việc thiếu nguồn cung. Việc các tổ chức tín dụng liên tục mua vàng trong thời gian vừa qua đã gây nên những xáo trộn nhất định trên thị trường vàng vật chất.

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn cung cho thị trường bị ứ nghẽn. Ngoài ra, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC triển khai thực hiện quá chậm việc gia công độc quyền cho NHNN. Ðiều này đã gây nên lo lắng cho người dân, khiến dư luận nghi ngại về hiệu quả của việc chọn thương hiệu SJC thực hiện vai trò độc quyền nhà nước hướng tới ổn định thị trường vàng. Theo Nghị định 24 về quản lý vàng của NHNN đã tạo được những điểm nhấn tích cực. Ðó là lần đầu tiên khẳng định một thương hiệu vàng quốc gia như là quy chuẩn chung trong giao dịch, dự trữ và đo lường vàng. Ðồng thời giảm thiểu các hoạt động buôn bán đầu cơ hoặc những mua bán không khuyến khích nhằm giữ ổn định thị trường tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, việc NHNN chỉ chọn duy nhất Công ty SJC gia công, chuyển đổi vàng, điều đó đồng nghĩa với việc công ty này đã nắm toàn bộ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong sáu tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua vào khoảng 60 tấn vàng nhằm phục vụ cho mục đích tất toán trước ngày 25-11. Hiện vẫn còn khoảng năm đến sáu đơn vị chưa cân đối được nguồn vàng để tất toán. Do vậy, theo lý giải từ phía NHNN, việc gia hạn nhằm mục đích tránh gây ra khó khăn về thanh khoản cho hệ thống ngân hàng vào thời điểm cuối năm. Vấn đề chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã có lúc lên hơn ba triệu đồng/lượng và chỉ tạm thu hẹp khi các ngân hàng đã mua được phần lớn lượng vàng cần tất toán. Việc buộc phải mua trả trạng thái âm vàng cho kịp mốc 25-11 cũng khiến không ít ngân hàng phải chịu những khoản lỗ lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng (điển hình là ACB lỗ hơn 1.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng).

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích: Ðộc quyền thương hiệu nhưng lại để cho một doanh nghiệp gia công sản xuất chế biến thì đó là điều bất hợp lý. Như vậy biến độc quyền nhà nước thành độc quyền thương hiệu cho một doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó được phép gia công. Nhất là với kỹ thuật hiện nay thì có rất nhiều đơn vị gia công chế tác làm được không chỉ riêng SJC. Vì vậy, theo tình hình hiện nay, cái được thì chỉ là một nhóm người được hưởng, nhưng lại gây thiệt hại cho người dân vì vàng vẫn là kênh tích trữ an toàn.

Có thể nói, sự chưa rõ ràng trong chính sách quản lý vàng thông qua thương hiệu vàng quốc gia đó là chưa đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về hình thức, mẫu mã, nội dung, những quy định về điều kiện trách nhiệm, quyền lợi của các cơ quan chức năng và các bên liên quan trong quá trình giao dịch thương hiệu vàng quốc gia. Từ đó tạo ra nghi ngại về Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC như một công ty độc quyền phân phối vàng. Nhất là các đại lý buôn bán đang lạm dụng sự độc quyền gây phiền nhiễu trong quá trình cung ứng vàng và lợi ích từ cơ chế đặc thù mà nhà nước giao cho họ. Ðồng thời, chúng ta chưa có trung tâm kiểm định quốc gia độc lập về chất lượng vàng. Trong khi đó, hiện nay mới chỉ dựa vào duy nhất tiêu chí khi SJC là đơn vị kinh doanh và gia công vàng chiếm 90% thị phần, nhưng năng lực máy móc kiểm định, chuyển đổi của doanh nghiệp này chưa đáp ứng được nhu cầu. Ðiều này tạo ra sự thiếu công bằng với nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng phi SJC.

Giải pháp các chuyên gia kinh tế đề xuất: Thứ nhất, NHNN công bố thông tin để giảm thiểu những trạng thái tâm lý. Thứ hai là giãn cách thời hạn tất toán vàng SJC của các ngân hàng thương mại. Thứ ba là tăng các hoạt động gia công hoặc tăng công suất của Công ty SJC về việc dập vàng nguyên liệu thành vàng SJC và cuối cùng là thực hiện việc cấp chứng chỉ bảo đảm sẽ đổi vàng cho những người đang có vàng không phải là SJC thành vàng SJC...

* Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội khóa XIII ngày 13-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng:

- Trước đây mỗi khi giá vàng trong nước biến động, gây ra nhiều biến động kinh tế vĩ mô. Khi đó, chênh lệch giá vàng chỉ cần 400.000 đồng/lượng cũng đã đủ để tạo hiện tượng đầu cơ, buôn lậu vàng với số lượng lớn qua biên giới. Trước khi Nghị định 24 có hiệu lực (25-5-2012) thì mỗi năm có khoảng 10 - 30 tấn vàng nhập lậu, tương ứng với khoảng 0,5 - 1,5 tỷ USD.

- Ðể khắc phục những tác động xấu của thị trường vàng đối với nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện một số điều chỉnh để tăng cường quản lý thị trường vàng. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24, trong đó có quy định quan trọng là Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Cùng với đó là Nghị định 95 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ - ngân hàng, trong đó có hình thức xử phạt bổ sung là sung công quỹ hiện vật, tang vật vi phạm... Hai văn bản này đã tạo khung pháp lý, tạo thay đổi quan trọng trong quản lý thị trường vàng.

XUÂN THỦY(ghi)


Ngày 22-11-2012
Thành viên đăng

peheo9x
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Kinh doanh » Thiếu nguồn cung, chênh lệch giá vàng tăng cao
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: