Thứ 6, 17-05-2024, 8:10 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Kinh doanh » Uy tín ngân hàng
Uy tín ngân hàng
cucquyDate: Chủ nhật, 02-12-2012, 5:41 PM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng


Uy tín ngân hàng
Uy tín của ngân hàng được đặt lên hàng đầu khi người ta lựa chọn nơi gửi gắm tài sản, nơi cung cấp nguồn vốn, nơi để đầu tư hay bảo lãnh cho các hợp đồng...

Chưa khi nào ngành ngân hàng lại có nhiều biến động như năm nay, đặc biệt là trong 4 tháng cuối năm. Những thông tin liên quan tới hoạt động, lương thưởng, nhân sự tại các ngân hàng cũng chưa bao giờ thu hút được sự chú ý đến vậy.

Không khó để lý giải điều đó, bởi lẽ ngân hàng là nơi người ta tin tưởng gửi gắm tài sản, là nơi cung cấp nguồn vốn, là nơi để đầu tư, là trung gian thanh toán hay lựa chọn để bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng…

Trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự lựa chọn của người dân, doanh nghiệp đối với một ngân hàng, thì vấn đề uy tín được đặt lên hàng đầu.

Với người gửi tiền

Không thể phủ nhận lãi suất và các chương trình khuyến mại thường thu hút người có tiền gửi, song để lựa chọn giữa một bên là ngân hàng có thương hiệu tốt và một bên lãi suất cao thì đa số vẫn lựa chọn nơi tin cậy để gửi gắm tài sản. Điều ấy lại đúng hơn bao giờ hết trong bối cảnh ngành ngân hàng có nhiều sự việc xấu như bắt giữ, khởi tố hay tranh chấp tài sản xảy ra như năm nay.

Một ví dụ về tình hình tiền gửi tại ngân hàng ACB và Sacombank. Sau vụ bắt giữ một số nguyên lãnh đạo của ACB hồi tháng 8, lượng tiền rút khỏi nhà băng này khá mạnh. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng hợp nhất của ACB, lượng tiền gửi của khách hàng tại thời điểm ngày 30/9 chỉ đạt 122.848 tỷ đồng, giảm 13.620 tỷ tương đương 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn so với thời điểm 30/6/2012, lượng tiền gửi giảm tới 22.768 tỷ đồng, tương đương mức giảm 15,6%.

Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động của ACB đã bình thường trở lại. Nhà băng này cũng đang nỗ lực thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khuyến mãi. Ông Nguyễn Thanh Toại, phó TGĐ ACB cho biết, với tình hình hiện nay thì dự kiến khoảng đầu năm sau, nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ hồi phục về ngang mức trước khi xảy ra “khủng hoảng”. Điều đó chứng tỏ, dù có biến cố thì với uy tín lâu năm gây dựng, người dân và doanh nghiệp vẫn quay trở lại với ngân hàng.

Hay ở Sacombank, sau vụ ACB, cả cơ quan quản lý lẫn bản thân ngân hàng và nhà đầu tư đều lo ngại, một kịch bản tương tự như thế sẽ xảy ra sau khi nguyên chủ tịch nhà băng này bị mời lên làm việc với cơ quan công an hồi đầu tháng 11. Ngân hàng Nhà nước cũng đã lên kịch bản với nguồn tiền dự kiến lên tới 28.000 tỷ đồng sẽ bơm cho Sacombank. Nhưng sau đó đã không có chuyện gì xảy ra, hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Nhờ uy tín của cả nguyên chủ tịch lẫn bản thân ngân hàng nên “không đánh vẫn thắng” là những từ được nhiều người dùng cho trường hợp Sacombank lúc này. Trước đó, tính đến thời điểm 30/9, lượng tiền gửi của khách hàng tại Sacombank đã tăng xấp xỉ 30%, dẫn đầu về mức tăng tiền gửi của toàn hệ thống.

Còn trong điều kiện bình thường, rõ ràng rằng các ngân hàng lớn, có tên tuổi, có mạng lưới hoạt động rộng, có cơ sở vật chất tốt, thân thiện với khách hàng thì vẫn được lựa chọn nhiều hơn so với các ngân hàng khác.

Khách hàng vay vốn

Cũng như người có tiền gửi ngân hàng, những người đi vay vốn cũng lựa chọn bên cho vay có uy tín để không phải vừa mượn vốn sản xuất lại vừa nơm nớp lo sợ khi chưa trả nợ xong cho ngân hàng.

Ngân hàng mà mới đầu chào mời lãi suất cực thấp, nhưng sau đó lại kèm theo một loạt các điều kiện, rồi thả nổi lãi suất thời gian sau, rồi phạt nặng nếu trả nợ trước hạn... cũng sẽ khiến nhiều người e ngại.

Bên vay vốn cũng rất lo sợ khi phải làm việc với những cán bộ tín dụng tha hóa hay những ngân hàng thường xảy ra các vụ bắt giữ, khởi tố do chiếm đoạt tài sản vì lo sợ tài sản thế chấp của họ cũng sẽ bị cuốn theo, đó là còn chưa kể tới khoản nợ "bỗng dưng ập đến". Trường hợp xảy ra ở chi nhánh Agribank Nam An (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) mới đây, khi có tới gần 100 người dân huyện này tá hỏa khi phát hiện thấy họ chỉ vay 10, 20 hay 50 triệu đồng, nhưng lại bị báo nợ tới 400, 500 hay 800 triệu đồng do một cán bộ tín dụng của chi nhánh này bằng nhiều hinh thức đã chiếm đoạt tổng số tiền lên tới gần 17 tỷ đồng của các hộ dân đó, chắc chắn cũng khiến nhiều người e ngại.

Chứng thư/Bảo lãnh thanh toán

Trong hoạt động bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp cũng thường lựa chọn các ngân hàng uy tín đứng ra bảo lãnh cho họ. Nhiều đối tác của doanh nghiệp cũng dựa vào tên tuổi của ngân hàng được chọn bảo lãnh để quyết định có tiến hành thương vụ đó hay không.

Thông thường, ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp với vai trò trung gian và thu phí dịch vụ. Và chuyện cũng chẳng có gì đáng nói, nếu như hoạt động kinh doanh của hai bên thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, một khi bên doanh nghiệp có ngân hàng đứng ra bảo lãnh gặp “sự cố” và không có khả năng thanh toán, thì lại có nhiều vấn đề xảy ra và nếu không cẩn trọng, uy tín của bên bảo lãnh sẽ bị sụt giảm rất mạnh.

Trường hợp tranh chấp bảo lãnh thanh toán giữa SeABank và Vinaconex Viettel (VVF) hiện nay là một ví dụ.

Ngày 27/11, SeABank phát đi thông cáo báo chí cho biết không chấp thuận yêu cầu thanh toán khoản tiền 150 tỷ đồng bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp của tập đoàn Vina Megastar mà bên VVF yêu cầu. Lý do là nguyên phó TGĐ của SeABank đã ký bảo lãnh phát hành trái phiếu của Vina Megastar không đúng thẩm quyền theo pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng.

Ngay hôm sau 28/11, VVF đã tiến hành họp báo về vấn đề này và khẳng định VVF chỉ muốn thu hồi lại khoản tiền đã đầu tư, chứ không có ý định “tuyên chiến” với SeABank. Theo một số nguồn tin thì VVF có đầy đủ bằng chứng và cơ sở để thu hồi được khoản tiền này.

Tại buổi họp báo, người phát ngôn của VVF là luật sư Phạm Thanh Sơn cũng khẳng định, việc VVF đồng ý tham gia thương vụ này, một phần căn cứ vào uy tín của SeABank. Việc kiểm soát nội bộ là câu chuyện thứ yếu, ngân hàng phải biết cách kiểm soát khách hàng. Khi thị trường đang đi xuống, việc đầu tư của VVF là hỗ trợ, hâm nóng thị trường, dự án tốt không có lý do gì không đầu tư và càng yên tâm khi được bảo lãnh. Ngân hàng hơn ai hết phải chịu trách nhiệm thanh toán trong trường hợp Vina Megastar không thực hiện nghĩa vụ.

Giới quan sát thị trường thì cho rằng, trong sự việc mà cho đến nay vẫn chưa rõ ràng về trách nhiệm hay đúng sai thuộc về bên nào, nhưng có điều chắc chắn rằng, khoản tiền không quá lớn là 150 tỷ đồng này do bên SeABank chủ động khơi ra trước, đã ảnh hưởng ít nhiều tới uy tín của ngân hàng.

Thành Hưng

Theo TTVN


Ngày 02-12-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Kinh doanh » Uy tín ngân hàng
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: