Thứ 2, 06-05-2024, 9:29 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Giáo dục » Ngoại ngữ là chìa khoá hoà nhập
Ngoại ngữ là chìa khoá hoà nhập
peheo9xDate: Thứ 7, 24-11-2012, 5:51 PM | Message # 1
Thành viên trẻ
Nhóm: Đã xác nhận là Thành viên
Số bài viết: 2055
Điểm: 2
Trạng thái: Không lên mạng
Ngoại ngữ là chìa khoá hoà nhập

SGTT.VN - Từng là khách mời của buổi giao lưu trực tuyến Bí quyết học và thi TOEFL hiệu quả do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức cách nay ít tháng, ở lần xuất hiện này ông Nguyễn Minh Hưng – chuyên viên TOEFL iBT cao cấp của ETS tại Việt Nam, trưởng bộ môn TOEFL học viện Yola – mang tới những kinh nghiệm sống và học tại Nhật Bản.

Ông Nguyễn Minh Hưng.

Ông học sáu năm ở Nhật Bản, trong đó bốn năm tại đại học Meio, hai năm cao học chính sách xã hội nhưng về Việt Nam lại đi theo mảng tiếng Anh. Đằng sau lựa chọn đó là gì?

Tôi học khoa tiếng Anh đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tới đầu năm thứ ba thì nhận được học bổng trao đổi sinh viên, dự định qua Nhật học một năm về nghiên cứu văn hoá quốc tế. Nhưng khi qua rồi, lại nhận ra nhiều cơ hội có thể học tập nhiều hơn nữa, nên quyết định học trọn bốn năm.

Sau này, tôi may mắn nhận thêm học bổng thạc sĩ hai năm về chính sách xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian học chuyên ngành tôi vẫn trau dồi tiếng Anh và theo đuổi công việc giảng dạy tại một trung tâm tiếng Anh cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài thích tiếng Anh. Ngoài được trả thù lao, tôi còn được tham gia những dự án nâng cao trình độ tiếng Anh, đó cũng là cái duyên để tiếp tục với mảng tiếng Anh. Khi về Việt Nam tôi cũng dạy tiếng Anh ở trường đại học và tham gia đội ngũ của Yola rồi may mắn được chọn vào khoá đào tạo TOEFL iBT của ETS tại Việt Nam, trở thành chuyên viên của họ.

Ông ấn tượng gì về môi trường giáo dục đại học ở Nhật Bản?

Nếu ở trường tôi học thì đó là sĩ số lớp không đông nên giáo viên quan tâm đến từng học sinh dễ dàng hơn. Do giáo sư được đầu tư, không bị ép phải dạy nhiều, có nhiều thời gian nghiên cứu nên ngoài giờ học nếu học sinh muốn gặp, trao đổi một vấn đề gì đó chưa nắm rõ thì có thể tìm đến hỏi. Ngoài ra cơ sở vật chất của trường rất đầy đủ, có phòng đa chức năng, còn có thể vào các khu liên hợp thể thao để rèn luyện sức khoẻ, phát triển kỹ năng sống, hoà nhập xã hội tốt hơn…

Bằng trải nghiệm của mình, theo ông điều gì khó khăn nhất đối với một sinh viên quốc tế khi đặt chân đến một vùng đất lạ?

Nhiều người chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của ngoại ngữ nên chỉ học đối phó. Vì vậy lúc giảng dạy cũng như chia sẻ kinh nghiệm về TOEFL, tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của bài thi môn này. Học sinh nào thi TOEFL iBT đạt điểm tốt thì đương nhiên sử dụng được tiếng Anh trong môi trường học tập, sống ở nước ngoài. Thứ hai là tính cởi mở và sự hoà nhập mà khá nhiều học sinh Việt Nam còn thiếu, thời gian sốc văn hoá của các bạn dài quá thay vì chấp nhận những thay đổi, đón nhận những cái mới.

Ông có lời khuyên gì khi học sinh có nguyện vọng du học ở Nhật Bản?

Có những bạn hỏi trong lớp hay ngoài lớp về những vấn đề như liệu chỉ biết tiếng Anh có qua Nhật học được không… Tôi hay nói với các em biết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào đó là cơ hội mở ra một thế giới mới, là chìa khoá hiệu quả hoà nhập cuộc sống hiện đại và giao lưu, đặc biệt cần thiết cho công việc sau này. Nhật Bản hiện nay cũng hoà nhập vào môi trường giáo dục rất tốt, nhiều trường đại học danh tiếng nên nếu nền tảng tiếng Anh vững hoàn toàn có thể qua đây học.

Đại học Meio (Nhật Bản). Ảnh: meio-u.ac.jp

Để săn học bổng thành công, học sinh cần lưu ý điều gì?

Người ta xét học bổng dựa trên nhiều yếu tố chứ không như mọi người lầm tưởng cứ TOEFL là được cấp học bổng. Trong đó có những yếu tố sau đây, đều quan trọng như nhau: điểm trung học có tốt hay không, có tố chất lãnh đạo không, điểm TOEFL có đủ để học thành công trong môi trường nói tiếng Anh…

Ông ghi nhận được ở phụ huynh những trăn trở gì? Ông có lời khuyên gì cho họ?

Các em không thể học tốt nếu không đam mê. Nếu nguyện vọng du học chỉ xuất phát từ phụ huynh thì sẽ tạo khó khăn cho con em họ. Tiếp xúc với nhiều học sinh đi du học sớm, đang ở độ tuổi lớp 10, 11 thì có những em hoà nhập sớm bởi tính cách hoà đồng, ngoại ngữ khá, tuy nhiên một số em do chuẩn bị chưa đủ, tâm lý chưa sẵn sàng nên dễ hình thành tính tự kỷ, bất cần… Độ tuổi đi du học phù hợp là tuổi trung học.

Trung Dũng (thực hiện)


Ngày 24-11-2012
Thành viên đăng

peheo9x
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Giáo dục » Ngoại ngữ là chìa khoá hoà nhập
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: