Thứ 2, 29-04-2024, 8:09 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Giáo dục » Quỳnh Lưu, Nghệ An: đã giải bài toán đội ngũ như thế nào?
Quỳnh Lưu, Nghệ An: đã giải bài toán đội ngũ như thế nào?
hahaDate: Thứ 5, 29-11-2012, 8:18 PM | Message # 1
Nhiệt tình
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 248
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
Quỳnh Lưu, Nghệ An: đã giải bài toán đội ngũ như thế nào?
29/11/2012 13:54
Chương trình tiếng Anh 10 năm bắt đầu từ lớp 3 đã đi qua chặng đường 3 năm. Trong ba năm ấy, Quỳnh Lưu đã  rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm mà bài học sâu sắc nhất là giải bài toán đội ngũ.

Chuẩn giáo viên

Tại Quỳnh Lưu, Nghệ An có 52 trường tiểu học. Năm học 2010-2011, trường tiểu học Cầu Giát là 1/8 trường của tỉnh Nghệ An được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thí điểm dạy chương trình tiếng Anh 10 năm (theo Quyết định số 4674/QĐ- BGD&ĐT, ngày 15/10/2010 của Bộ GD&ĐT). Đến năm học 2012-2013 có thêm 15 trường tiểu học triển khai chương trình, nâng con số các trường tiểu học thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm lên 16. Thầy Võ Minh Kỳ- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Để thực hiện chương trình, cần sự đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên giảng dạy. Chúng tôi ý thức được rằng để đảm bảo thực hiện thắng lợi chương trình thì nhân tố quyết định là đội ngũ cán bộ giáo viên. Theo quy định, giáo viên dạy chương trình mới phải đạt trình độ ngoại ngữ B2 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu. Đây là một thách thức lớn...”.

Theo thầy Hồ Uyên Văn- Chuyên viên phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu, chương trình tiếng Anh 10 năm đòi hỏi học sinh "làm được gì với tiếng Anh chứ không phải biết gì về tiếng Anh". Đường hướng dạy học tiếng Anh theo chương trình mới là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp (communicatitve language teaching - CLT) nên đòi hỏi giáo viên giảng dạy không chỉ kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh mà còn đòi hỏi cao kỹ năng nghe, nói. Ngoài ra phải nắm vững phương pháp giảng dạy, biết tổ chức dạy học thông qua môi trường giao tiếp đa dạng phong phú với các hoạt động tương tác (trò chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố...)

Khi triển khai thí điểm tại trường tiểu học Cầu Giát có 01 giáo viên đã đạt điều kiện qua đợt khảo sát của Bộ GD&ĐT. Năm 2011 có thêm 16 giáo viên thi và đạt chứng chỉ B1,B2 nên phòng GD&ĐT triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm đến 15 trường khác trên địa bàn huyện. “Chúng tôi không vội vàng, nôn nóng, vừa triển khai, vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa bồi dưỡng đội ngũ”. Thầy Văn nói.


Các thầy cô trường tiểu học Cầu Giát trao đổi chương trình tiếng Anh 10 năm.
Hiện tại Quỳnh Lưu có 52 trường tiểu học đang học theo hai chương trình: tự chọn và theo chương trình cải cách 10 năm. Đối với những trường theo chương trình 10 năm, giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn B1, B2. Những giáo viên đạt chuẩn B2 được UBND huyển tuyển dụng vào biên chế, số đạt trình độ B1 được UBND huyện ký hợp đồng làm việc, sau 1 năm nếu giáo viên nào có trình độ B2 thì tham mưu UBND huyện tiếp tục tuyển dụng vào biên chế. Hiện tại đã có 20 giáo viên được UBND huyện Quỳnh Lưu tuyển dụng vào biên chế hoặc hợp đồng hưởng lương từ ngân sách. Số giáo viên tiếng Anh còn lại dạy theo chương trình tự chọn được các nhà trường hợp đồng ngắn hạn hưởng mức lương theo thoả thuận của nhà trường và được UBND huyện Quỳnh Lưu hỗ trợ 2 khoản: hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và trả lương 3 tháng hè theo mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng. Với mức lương hiện hưởng, đội ngũ giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh tự chọn tiểu học đối mặt với đời sống rất khó khăn, nhưng bù lại cánh cửa vào biên chế đối với họ rộng mở bằng con đường tự học, tự khẳng định mình mà không phải “đi cửa sau” với bao nhiêu phiền toái khác...

Vừa dạy, vừa học

Số giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh tiểu học ở Quỳnh Lưu vừa dạy, vừa học. Theo thầy Hồ Uyên Văn, để giúp đỡ giáo viên tự học Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu đã phổ biến đường lối chủ trương đến tận giáo viên từ năm 2010. Mặt khác Phòng cung cấp tài liệu, sách vở, liên kết với các trường ĐH mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ.

Gần ba năm qua Phòng GD&ĐT đã mở nhiều đợt chuyên đề về lộ trình dạy học tiếng Anh theo chương trình 10 năm, những yêu cầu GV đáp ứng chương trình và chuyên đề cách tự học theo chương trình FCE. Mặt khác Phòng GD&ĐT phối hợp với Khoa Ngoại ngữ trường ĐH Vinh tổ chức khảo sát trình độ tiếng Anh cho giáo viên, qua đó giáo viên biết mình đang ở trình độ nào để có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Mở lớp bồi dưỡng và mời giảng viên khoa Ngoại ngữ trường ĐH Vinh trực tiếp bồi dưỡng Anh ngữ tại chỗ cho giáo viên học trong những tháng hè.

Không những thế, Phòng còn khuyến khích giáo viên học qua mạng, lập địa chỉ email để dễ dàng chia sẻ tài liệu giáo trình cũng như kinh nghiệm ôn thi. Đợt thi lấy chứng chỉ FCE năm 2011 do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức, Quỳnh Lưu cũng là huyện có số lượng GV đạt chứng chỉ B1, B2 nhiều nhất so với các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh. “Chúng em không có con đường nào khác là tự học, học theo tài liệu, học bồi dưỡng ngắn hạn, học bạn bè, học những người có kinh nghiệm đi trước, học trên lớp, học ở nhà, học mọi nơi, mọi lúc và có thể giảng dạy ở trên lớp cũng là cách học, học phát âm, học nghe, vì đích cuối cùng làm sao đảm bảo có được trình độ đáp ứng được chương trình Tiếng Anh 10 năm”. Thầy Nguyễn Văn Thọ (GV tiếng Anh trường PTCS Hồ Tùng Mậu) chia sẻ.

Được biết hàng năm Sở GD&ĐT Nghệ An liên kết với Trung tâm khảo thí trường ĐH Cambridge tổ chức thi chứng chỉ FCE cho GV mỗi năm /1 lần. Tháng 10 năm 2012 ở Quỳnh Lưu có 27 GV đăng ký dự thi đã trải qua kỳ thi và đang chờ kết quả. Nếu có 20 GV lấy được bằng B1 hay B2 FCE thì sắp tới sẽ có điều kiện để có thêm khoảng 10 trường nữa thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm.

“ Chúng tôi làm theo cách cuốn chiếu nên không bị động, triển khai đến đâu là chắc đến đó. Còn đội ngũ GV, hạn cuối cùng đến năm 2015, GV nào không phấn đấu đạt chuẩn được cấp bằng B1, B2 FCE thì buộc phòng phải đề xuất với UBND huyện cho tuyển đội ngũ bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu thực hiện đại trà chương trình Anh văn 10 năm”. Thầy Võ Minh Kỳ cho biết.

Dự báo…

Chương trình Tiếng Anh 10 năm theo đề án ngoại ngữ 2020 ở tiểu học mới đi được một chặng đường gần ba năm. Đến năm học 2013-2014 sẽ triển khai trên đối tượng HS lớp 6 bậc trung học cơ sở, hiện đang tiếp tục thí điểm dạy lớp 5 (tại trường TH Cầu Giát) và thí điểm dạy lớp 6 (tại trường THCS Hồ Xuân Hương). Các nhà trường hiện nay đang triển khai chương trình bậc tiểu học, nhưng năm sau đã phải triển khai ở bậc trung học. Vì vậy, nếu không chủ động chuẩn bị CSVC thiết bị dạy học và nhất là đội ngũ, chúng ta sẽ lúng túng, bị động. Trao đổi với chúng tôi, thầy Võ Minh Kỳ cho biết thêm: “Với những bài học kinh nghiệm khi triển khai tiếng Anh 10 năm ở bậc tiểu học, chúng tôi sẽ xây dựng lộ trình, tham mưu với UBND huyện chủ động chuẩn bị tốt nhất đón đầu để không rơi vào bị động lúng túng”.

Bài học về gỉải bài toán đội ngũ dạy tiếng Anh theo chương trình 10 năm ở Quỳnh Lưu, Nghệ An rất đáng được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng cách làm trên diện rộng.

Bài và ảnh: Lê Văn Vỵ

Theo Báo Gi
áo dục & T
hời đại


Ngày 29-11-2012
Thành viên đăng

haha
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Giáo dục » Quỳnh Lưu, Nghệ An: đã giải bài toán đội ngũ như thế nào?
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: