Thứ 2, 29-04-2024, 1:47 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Tin thế giới » Tổng thống Obama với chuyến thăm lịch sử tới Myanmar
Tổng thống Obama với chuyến thăm lịch sử tới Myanmar
cucquyDate: Thứ 5, 22-11-2012, 0:37 AM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
SGTT.VN - Tổng thống tái đắc cử của Mỹ Barrack Obama đã đến thăm đến ba nước châu Á, mà đáng chú ý là chuyến thăm lịch sử của ông đến Myanmar. Ngoài mục đích mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, ẩn đằng sau là những bước đi chính trị quan trọng từ cả hai phía.

Chuyến thăm lịch lịch sử của Tổng thống Barack Obama đến Myanmar sẽ là chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến quốc gia Đông Nam Á bị cô lập từ lâu này.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama được đánh giá là lịch sử, khi lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ sang thăm Myanmar. Chuyến thăm này cho thấy Mỹ đang rất ủng hộ tiến trình cải cách dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này.

Washington sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc đang suy giảm nhanh chóng ở Myanmar.

Trung Quốc hiện tại vẫn đang là đối tác kinh tế và chính trị quan trọng nhất của Myanmar. Tuy nhiên, quá trình đẩu tư và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc lại gây nhiều hệ quả xấu, giống như những gì mà Bắc Kinh đang làm tại châu Phi.

Một làn sóng công nhân Trung Quốc tràn vào các bang miền Bắc Myanmar, khiến các cư dân ở đây nổi giận. Dân chúng địa phương nhận xét hoạt động của cộng đồng người Trung Quốc là không có lợi và họ không chịu hòa nhập vào văn hóa bản địa.

Một ví dụ ở tỉnh Mandalay, vốn là thành lũy bộ tộc và văn hóa truyền thống ở Myanmar, nằm trên đường đi của các đường ống dẫn dầu, gần như bị người Trung Quốc “thôn tính”. Hiện người Trung Quốc chiếm khoảng 30-40% số dân ở thành phố Mandalay.

Tiếng Myanmar vẫn là ngôn ngữ chính ở Mandalay, nhưng tiếng Quan thoại ngày càng được sử dụng nhiều ở đây. Môi trường sinh sống của cư dân bản địa cũng bị hủy hoại một cách nghiêm trọng khi các công trình đại thủy điện hay khai thác khoáng sản không chú trọng đến bảo vệ môi trường và đảm bảo dân sinh.

Với Bắc Kinh, Myanmar đem lại hai lợi ích căn bản. Thứ nhất chính là kinh tế. Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào ở đây phần nào giúp Bắc Kinh thõa mãn cơn khát nguyên vật liệu phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển bùng nổ nhanh chóng của mình.

Trung Quốc cho đến hết năm 2011 là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar, chủ yếu trong các lĩnh vực khí đốt, khai thác khoáng sản và thủy điện.

Lợi ích thứ hai chính lợi ích địa chiến lược, phần lớn nguồn năng lượng phục vụ cho nền kinh tế được Bắc Kinh vận chuyển bằng đường biển từ Trung Đông, Châu Phi, qua Ấn Độ Dương và các eo biển Hormuz, Malacca sẽ dễ dàng bị Mỹ ngăn chặn, nếu như có xung đột xảy ra.

Vận chuyển dầu mỏ và khí đốt qua lãnh thổ Myanmar sẽ giúp Bắc Kinh khắc phục được sự lệ thuộc đó.

Các cảng của Myanmar cũng đóng vai trò như một mắt xích quan trọng của “Chuỗi ngọc trai”, một chuỗi các vị trí chiến lược chạy từ Triều Tiên, qua Hoàng Sa, Myanmar, Sri Lanka và Pakistan nhằm đảm bảo an ninh hàng hải và an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Tất cả những hệ quả trên đã khiến cho tâm lý “bài Trung Quốc” gia tăng mạnh mẽ mà cuộc tấn công của Tổ chức Quân đội độc lập Kachin (KIA) vào đập Myitsone là điển hình cho tâm lý này.

KIA và Quân đội nhà nước Shan đã phong tỏa việc vận chuyển trang thiết bị xây dựng đập, tấn công các công nhân và quản lý người Trung Quốc, đụng độ ác liệt với quân đội chính phủ đến mức Tổng thống Thein Sein ngày 30.9.2011 phải thông báo ngừng xây dựng đập Myitsone để “tôn trọng ý nguyện của nhân dân”.

Sự hiện diện của Trung Quốc và những hệ quả mà nó mang lại tại Myanmar đã tạo nên làn sóng “chủ nghĩa dân tộc” dâng cao tại Myanmar. Và Bắc Kinh dường như đã đánh giá thấp làn sóng này.

Bản thân chính quyền quân sự Myanmar cũng nhận thấy rằng không nên quá lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Để tránh các bất mãn có thể bùng phát thành bạo lực và tệ hơn là nội chiến, Myanmar bắt đầu tiến hành dân chủ hóa với hai mục tiêu: xích lại gần với phương Tây thông qua việc dỡ bỏ cấm vận và, thoát khỏi tầm ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama chắc chắn sẽ mở ra một chương mới trong mối quan hệ với Naypidaw. Nền kinh tế cũng như quan hệ đối ngoại của Myannar chắc chắn sẽ trở nên đa dạng hơn và ít phụ thuộc hơn. Chỉ một bên không vui trong diễn tiến này, không ai khác ngoài Trung Quốc.

Nguyễn Thế Phương
http://sgtt.vn


Ngày 22-11-2012
Thành viên đăng

cucquy
Đính kèm: 5394715.jpg (9.3 Kb)
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Tin thế giới » Tổng thống Obama với chuyến thăm lịch sử tới Myanmar
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: