Chủ nhật, 19-05-2024, 5:11 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Tin thế giới » Doha: hy vọng thay đổi từ tác động nhãn tiền
Doha: hy vọng thay đổi từ tác động nhãn tiền
cucquyDate: Thứ 4, 28-11-2012, 9:29 AM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng


SGTT.VN - “Ngày càng có nhiều người hơn phải chịu đựng tác động của sự biến đổi khí hậu. Và điều thực sự quan trọng là các chính phủ đến Doha phải thừa nhận thực tế đó, để họ có được một nhận thức về sự khẩn cấp và các ưu tiên”, bà Ruth Davis, cố vấn trưởng về chính sách cho Greenpeace, nói.


Người ta hy vọng là với sự trải nghiệm về cuồng phong Sandy và đang ở nhiệm kỳ thứ 2, Tổng thống Obama sẽ có những thay đổi đối với vấn đề cắt giảm khí thải. Ảnh: soraspy.com

Khoá họp lần thứ 18 của Conference of the Parties (COP18) bên cạnh UNFCCC (Công ước khung của Liên hiệp quốc tế về biến đổi khí hậu); và khoá họp thứ 8 của Conference of the Parties serving as the Meeting of the Parties (CMP8) bên cạnh Nghị định thư Kyoto diễn ra từ 26.11 đến 7.12 tại Doha, Qatar.

Hết hạn vào năm nay, Nghị định thư Kyoto ràng buộc các nước phát triển phải cắt giảm 5% lượng khí thải dưới mức năm 1990. Những nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như Mỹ và Trung Quốc không có tên trong thoả thuận, trong khi Nga, Nhật Bản và Canada nói không muốn có tên mình khi thoả thuận Kyoto được gia hạn.

Nếu trường hợp trên đây xảy ra, chỉ còn khoảng 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới vẫn chịu sự ràng buộc nếu thoả thuận được tiếp tục. Hội nghị cũng sẽ bao gồm các cuộc đàm phán về việc phác thảo một thoả thuận mới về khí hậu toàn cầu, sẽ được chung quyết vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020. Các cuộc đàm phán diễn ra sau khi một báo cáo của Liên hiệp quốc công bố hồi tuần trước cảnh báo, cần phải gấp rút hành động nhằm tránh để nhiệt độ toàn thế giới tăng lên 20C trên mức tiền công nghiệp.

Báo cáo này nói lượng khí gây hiệu ứng nhà kính đã tăng 20% kể từ năm 2000, và rằng nếu không có thêm bất kỳ cam kết hành động nào thì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có thể lên từ 3 – 50C đến cuối thế kỷ này. Các nhà khoa học khắp thế giới đều nhất trí rằng, hàng tỉ tấn khí thải carbon dioxide do con người xả vào bầu khí quyển trái đất trong vòng 100 năm qua, phần lớn chính là tác nhân gây ra hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.

Khi các đại biểu trên khắp thế giới họp tại Doha trong vòng hai tuần lễ, họ có thể cảm thấy một nhận thức mới về sự khẩn trương cần phải giải quyết vấn đề được giao phó cho họ, đó là sự biến đổi khí hậu. Nhưng các chuyên gia không đặt nhiều hy vọng vào cuộc họp này. Từ nhiều thập niên, việc thảo luận về biến đổi khí hậu đã gợi ra các hình ảnh băng tan và những chú gấu Bắc Cực lâm vào thế kẹt. Nhưng hiện nay không chỉ là những chú gấu Bắc Cực mà thôi. Các chuyên gia nói nhiệt độ đang nóng dần và đại dương dâng triều đang góp phần gây ra những cơn bão lớn hơn và có sức tàn phá mạnh hơn.

Tại văn phòng của nhóm hoạt động cho môi trường Greenpeace ở London, bà cố vấn trưởng về chính sách Ruth Davis nói: vào lúc ngày càng có nhiều người trải nghiệm các tác động của sự biến đổi khí hậu, có phần chắc hơn là sẽ có những thay đổi về chính sách.

Các thiên tai ảnh hưởng không những đến những người bị mất nhà cửa, mà còn ảnh hưởng cả đến thu hoạch mùa vụ, đến giá cả thực phẩm, mức bảo hiểm, y tế công cộng và nhiều vấn đề khác nữa.

Giám đốc viện Biến đổi khí hậu tại trường đại học Vương quốc London, ông Brian Hoskins, nói, có xu hướng nghĩ rằng các thiên tai có thể xảy ra ở Bangladesh, nhưng sẽ không xảy ra ở New Orleans hay New York. Nhưng trên thực tế chúng đã xảy ra ở New Orleans và New York. Chúng ta thấy là cho dù chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta tiến bộ đến đâu đi nữa về trình độ phát triển, thì chúng ta vẫn rất lệ thuộc vào môi trường.

Bà Ruth Davis nói các nhà lãnh đạo cần phải thừa nhận cái giá của sự bất hành động, đồng thời các lợi ích của việc quảng bá các cách thức thay thế để sản xuất năng lượng mà không góp phần làm nóng toàn cầu – các phương pháp sản xuất điện bằng mặt trời, sức gió và địa nhiệt. Bà Davis cho biết: “Sẽ phải mất cả chục năm, hay hơn nữa, để có thể xoay chuyển tình thế. Nhưng sẽ không mất lâu đến thế để đi đến chỗ mà chúng ta bắt đầu bố trí các kỹ thuật đó trên quy mô to lớn. Kế đến, một khi ta đã bắt đầu, thì các lợi ích to lớn thực sự có liên hệ đến việc bắt đầu sử dụng năng lượng có thể tái tạo ở quy mô lớn sẽ có ảnh hưởng dây chuyền”.

Các chuyên gia hy vọng nhiều nhất là sự tái cam kết đạt được thoả thuận vào năm 2015, về các tiêu chuẩn môi trường sẽ có hiệu lực năm năm sau đó. Các chuyên gia nói một thoả thuận với các tiêu chuẩn toàn cầu, sự minh bạch và các sáng kiến sử dụng các kỹ thuật mới ít nhất có thể bắt đầu đảo ngược tác động của sự tăng nhiệt toàn cầu. Nhưng họ lo ngại về việc liệu có ý chí chính trị hay không, và sẽ có thêm bao nhiêu người phải chịu đau khổ về các tai ách khí hậu trước khi tiến trình bắt đầu.

Quảng Trí


Ngày 28-11-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Tin thế giới » Doha: hy vọng thay đổi từ tác động nhãn tiền
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: