Thứ 3, 14-05-2024, 3:19 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Triển khai đại trà cánh đồng mẫu lớn
Triển khai đại trà cánh đồng mẫu lớn
cucquyDate: Thứ 4, 05-12-2012, 12:43 PM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
Triển khai đại trà cánh đồng mẫu lớn: Nan giải bài toán tiêu thụ
(Dân Việt) - Khi cánh đồng mẫu lớn (CĐML) triển khai đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì đã phát sinh nhiều bất cập, vướng mắc làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là “ưu việt” nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay.


Giảm giá thành, tăng năng suất

Thành quả vượt bật của mô hình CĐML được thể hiện nay khi mới triển khai từ vụ đông xuân 2010-2011 và hè thu 2011 với sự tham gia của hơn 6.400 hộ nông dân, trên diện tích 8.200ha (riêng vụ hè thu 7.800ha). Vụ đông xuân 2010-2011, chi phí sản xuất 1kg lúa trên cánh đồng lớn đầu tiên ở ĐBSCL với diện tích hơn 1.000ha tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giảm tới 30% so với canh tác nông hộ nhỏ lẻ.


Mô hình CĐML bước đầu tuy phát huy hiệu quả, nhưng người nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.

Với năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha, giá bán từ 6.300 – 6.700 đồng/kg, gần 500 hộ dân tham gia đạt mức lợi nhuận rất cao, hơn 150%. Vụ hè thu 2011, đạt năng suất bình quân lên đến 6,1 tấn/ha, cao hơn 200kg so với các hộ canh tác bên ngoài, giá thành sản xuất dưới 2.900 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg. Hàng ngàn nông dân Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang tham gia CĐML vụ hè thu 2011 thu được hiệu quả rất cao, nhiều diện tích lúa đạt năng suất hơn 7 tấn/ha; chi phí sản xuất giảm từ 300-900 đồng/kg; lợi nhuận từ 23-28 triệu đồng/ha… Vì thế, mô hình được sự đồng thuận của bà con nông dân.

Bước đầu, ở góc độ mô hình thí điểm, bài toán làm thế nào để cải thiện thu nhập cho người trồng lúa, nâng tầm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam lên vị thế mới đã có lời giải thỏa đáng. Các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học xác định việc tập trung đầu tư, mở rộng mô hình mới này tại vựa lúa ĐBSCL là rất cần thiết.

Chưa giúp nông dân tiêu thụ lúa

Thế nhưng, từ vụ đông xuân 2011-2012 đến vụ hè thu này, tình hình xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt, giá cả lúa gạo liên tục bấp bênh, không còn thuận lợi như năm 2011. Mô hình CĐML đang được nhân rộng tại ĐBSCL với diện tích hơn 30.000ha đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhược điểm, đặc biệt là khó khăn về đầu ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa 2 chủ thể chính là nông dân-doanh nghiệp có dấu hiệu… rạn nứt.

TS Lê Văn Bảnh – Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: “Khi mô hình CĐML được thực hiện đại trà, trên diện tích lớn thì lo ngại lớn nhất là năng lực của các doanh nghiệp không đáp ứng được. Hiện có nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực trong khâu vận chuyển, phơi sấy, kho trữ… nên khi nông dân thu hoạch đồng loạt dẫn đến dồn ứ; doanh nghiệp không tiêu thụ hết, “bẻ kèo”. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng đủ kho chứa, nhà máy sấy; phương tiện để đảm bảo thực hiện hợp đồng”.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, mô hình này giúp nông dân trồng lúa tốt nhưng chưa giúp họ bán được lúa. Cần có sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước thì mô hình này mới thật sự bền vững.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp đề xuất hệ thống các ngân hàng nên cho nông dân vay 1 năm chứ không theo mùa vụ vài tháng như hiện nay, nhằm giúp họ có điều kiện chờ giá lúa lên để bán, đảm bảo lợi nhuận…

Ông Dương Nghĩa Quốc – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho rằng: “Nông dân trồng lúa ĐBSCL không có điều kiện tạm trữ lúa tại nhà, cộng với áp lực trang trải cuộc sống, trả nợ nần, chuẩn bị cho vụ sau nên đa số họ bán lúa ngay khi thu hoạch… Và tất nhiên là với giá thấp, lợi nhuận kém, thua lỗ…”.

Nhiều nhà khoa học cho rằng: Vấn đề rất quan trọng là Chính phủ nên tập trung đầu tư hệ thống kho chứa, lò sấy lúa; đảm bảo 30% nhu cầu cũng tốt lắm rồi. Đặc biệt, Chính phủ có thể đứng ra thu mua lúa gạo với giá đảm bảo có lợi cho nông dân với 2 mục tiêu: An ninh lương thực và thương mại. Đối với lượng lúa thương mại, khi thị trường thuận lợi, giá lên thì Chính phủ cho các doanh nghiệp đấu giá. Làm cách này vừa có lợi cho nông dân, vừa có nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, cần có chính sách cho hợp tác xã vay vốn thu mua tạm trữ, cho nông dân ký gửi.

Đức Khánh


Ngày 05-12-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Triển khai đại trà cánh đồng mẫu lớn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: