Thứ 7, 18-05-2024, 8:24 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Gỡ khó cho dân
Gỡ khó cho dân
cucquyDate: Chủ nhật, 02-12-2012, 9:19 AM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
Gỡ khó cho dân
Tuổi Trẻ

TT - Hôm nay (19-11), trong phiên làm việc được truyền hình trực tiếp trên VTV1 và phát thanh trực tiếp trên VOV1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Nhân dịp này, Tuổi Trẻ đăng một số ý kiến đóng góp cho dự án luật.

Nông dân ĐBSCL rất cần có diện tích đất lớn để sử dụng cơ giới vào canh tác như thế này - Ảnh: Đ.VỊNH

Ông TRẦN DU LỊCH (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM): Chính quyền phải đứng ra lập dự án

Bị đẩy vào thế “lâm tặc”

Ông Nguyễn Văn Hoàng - phó giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương - cho rằng đời sống của người dân ở khu tái định cư thủy điện A Vương quá cùng cực, thiếu đất sản xuất nên biến họ thành những “lâm tặc” bất đắc dĩ. “Lâm tặc” bất đắc dĩ ở đây được ông Hoàng lý giải rằng: “Không có đất thì dân phải lên rừng làm rẫy và họ làm tập thể cả làng. Họ phá rừng đâu phải vì lấy gỗ mà cốt yếu lấy đất làm kế sinh nhai thôi. Dân có ổn định thì mới bảo vệ được rừng”. Theo ông Hoàng, nếu người dân phá rừng làm rẫy với diện tích từ 0,3ha trở lên là bị xử lý hình sự. Sau khi phát hiện việc dân ở nhiều ngôi làng vào rừng phòng hộ phá rừng lấy đất sản xuất, đoàn liên ngành đã vào cuộc điều tra. Theo đó, nằm trong khung khởi tố hình sự có 21 gia đình.

Ông Đỗ Tài, chủ tịch UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam), cho biết: “Trước vấn đề nhạy cảm này, thường vụ huyện ủy đã họp lấy ý kiến và thống nhất không khởi tố vụ án. Huyện cũng xin ý kiến của lãnh đạo tỉnh và tỉnh đồng ý không xử lý hình sự vụ án. Nếu xử lý hình sự sẽ có tội với dân” - ông Tài cho hay.

Theo ông Tài, điều đau đớn là sau khi nhường đất cho thủy điện A Vương, cuộc sống người dân ở hai khu tái định cư đang nghèo dần và nằm trong tốp dưới cùng của cả huyện. “Thu nhập chỉ dựa vào cây chuối mốc, ít rẫy thì sao chịu nổi” - ông Tài cho hay.

Đ.CƯỜNG - HỮU KHÁ
Trước hết, tôi đề nghị nên thay đổi cách tiếp cận khi xây dựng Luật đất đai sửa đổi. Cụ thể khi xây dựng luật không nên theo hướng từ phía Nhà nước tiếp cận, cần theo hướng từ quyền sử dụng đất của người dân để xây dựng các quy định về đất đai. Làm sao vừa bảo hộ quyền tài sản của người sử dụng đất, vừa thiết lập được quyền của Nhà nước với tính chất là quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai - một loại hàng hóa đặc biệt. Cụ thể, quyền quy hoạch, quyền xác định mục đích sử dụng đất, quyền trưng mua, quyền trưng thu, quyền ưu tiên mua...

Về giá đất, hiện tất cả người sử dụng đất đều yêu cầu bồi thường theo giá đất sẽ hình thành trong tương lai, nhất là đất nông nghiệp, đất đang có cơ hội sẽ đô thị hóa, chứ không phải tính theo nguồn lợi hiện hữu mà loại đất đó mang lại. Theo tôi, đối với đất đô thị thì không có chuyện giao nhà đầu tư, chính quyền phải đứng ra lập dự án, tiến hành xây dựng hạ tầng và đấu giá phần đất thương mại trong dự án đó. Nhà đầu tư bất động sản chỉ làm nhà đầu tư cấp 2, không được làm nhà đầu tư cấp 1. Chênh lệch địa tô cấp sai (giá trị gia tăng do Nhà nước đầu tư hạ tầng chẳng hạn) thì Nhà nước thu.

Tôi cho rằng cần chấm dứt tình trạng Nhà nước giao dự án cho nhà đầu tư khi quyền sử dụng đất và quyền tài sản của người dân đang được pháp luật bảo hộ. Có nghĩa là đối với một khu đất, Nhà nước chỉ có thể ban hành quy hoạch, mục đích sử dụng chứ không thể giao cho nhà đầu tư khi khu đất đó còn quyền sử dụng hợp pháp của người dân. Điều này là vô lý và cũng là kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai. Với cơ chế giao dự án như vừa qua là quá dễ dàng, cầm tờ giấy là xong. Không nơi nào dễ như ở VN.

Giá đất phải hình thành trên cơ sở xác định rõ mục đích sử dụng đất. Khi làm quy hoạch đối với mỗi khu đất phải công khai mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất... Khi công bố các chỉ tiêu này thì giá đất mới hình thành. Còn hiện nay là làm ngược, cứ để nhà đầu tư mua đất (giải tỏa) xong rồi mới chạy mật độ xây dựng, chạy tầng cao... thì giá đất bị đẩy lên.

ThS Nguyễn Văn Hồng (phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM): Tìm hiểu nguyện vọng của dân

Vừa rồi trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu cho rằng Nhà nước thu hồi đất làm dự án, người dân có đất bị di dời đi đâu, sống ra sao không ai biết. Do vậy, Luật đất đai sửa đổi cần quy định rõ ba giai đoạn trong quá trình giải phóng mặt bằng di dời người dân.

Giai đoạn 1: cơ quan thực hiện cần phải điều tra xã hội học về tình trạng dân cư, nhà ở, điều kiện sống, độ tuổi, việc học, việc làm, trình độ văn hóa... của cư dân. Từ đó nắm bắt thực tế, nguyện vọng, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, nơi học, nơi làm và những vấn đề cụ thể của từng gia đình, từng cá nhân để có thể dự liệu những vấn đề phát sinh sau khi di dời, kịp thời có những hỗ trợ cần thiết khi tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong giai đoạn này, cơ quan cũng đo vẽ hiện trạng, kiểm kê nhà, đất để phục vụ việc bồi thường, di dời và chuẩn bị nhà tái định cư. Sau đó lên một kế hoạch thật chi tiết, cụ thể về việc di dời và quản lý hậu di dời.

Giai đoạn 2: áp giá, chi trả tiền bồi thường tái định cư công khai và đúng pháp luật.

Giai đoạn 3: sau khi người dân tái định cư tại nơi ở mới, Nhà nước tiếp tục quan tâm, theo dõi một thời gian 2-3 năm tiếp theo về tất cả các vấn đề của những gia đình bị di dời. Cụ thể là về nhà ở, kinh tế gia đình, văn hóa nơi ở mới, học nghề, học văn hóa, tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hóa và các dịch vụ xã hội khác, việc hòa nhập với cộng đồng dân cư tại nơi ở mới...

Bức xúc nhất hiện nay là giá bồi thường đất nông nghiệp quá thấp. Hiện giá đất nông nghiệp được tính theo thu nhập. Đây là một bất hợp lý chưa được giải quyết căn cơ. Nhưng Nhà nước không thể bồi thường đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tương lai (khi dự án hoàn thành). Vì giá đất theo mục đích mới được hình thành từ việc đầu tư của doanh nghiệp và giá trị tăng thêm do Nhà nước mang lại. Nhà nước phải điều tiết một phần giá trị tăng lên từ đất trong tương lai cho người dân bằng cách hỗ trợ người bị thu hồi đất nông nghiệp một tỉ lệ nhất định theo giá đất ở của khu vực.

Ở TP.HCM đã có một số công ty thỏa thuận với người dân bằng cách đổi đất ở để lấy đất nông nghiệp. Người dân có đất nông nghiệp trong khu vực phải di dời sẽ được đổi thành đất ở thay vì nhận tiền bồi thường. Diện tích đất ở bằng 10-15% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Người dân có thể nhận đất trực tiếp hoặc quy đổi đất ở ra tiền. Như vậy, nếu không nhận tiền ngay mà sau đó giá đất khu vực tăng lên thì người dân cũng được hưởng giá trị tăng thêm. Nếu như dự án kéo dài, người dân vẫn không bị thiệt thòi, tránh trường hợp người dân nhận tiền bồi thường đất nông nghiệp không đủ để tạo lập một cuộc sống mới do giá đất tăng hoặc do đồng tiền mất giá.

Ông MAI HỮU TÍN (đại biểu tỉnh Bình Dương): Không nên kinh doanh đất bằng quyền ưu tiên

Một trong những nội dung mà Quốc hội và cơ quan soạn thảo dự án Luật đất đai cần cân nhắc kỹ, đó là quy định về quyền được ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua tài sản gắn liền với đất của Nhà nước. Theo đó, khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan này sẽ cân nhắc có nhận chuyển nhượng hay không. Nếu không thì thông báo cho người sử dụng đất, nếu có thì giao nhiệm vụ cho tổ chức phát triển quỹ đất mua tài sản để sau đó đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nói rõ hơn là Nhà nước, trong trường hợp này, trở thành tổ chức kinh doanh đất với quyền ưu tiên.

Chúng tôi cho rằng Nhà nước không thể và cũng không nên được tổ chức để làm các việc kinh doanh như vậy. Ngân sách nhà nước được quản lý theo những nguyên tắc không nhằm phục vụ việc kinh doanh. Nhà nước hoàn toàn có thể dùng công cụ quy hoạch để điều chỉnh việc sử dụng đất theo ý mình và phục vụ việc phát triển chung một cách hài hòa, hiệu quả. Quyền ưu tiên mua không được thực hiện minh bạch và công bằng có thể gây cản trở lớn đến các giao dịch kinh tế, dân sự thông thường và rất dễ phát sinh tiêu cực.

D.N.HÀ - QUỐC THANH - V.V.THÀNH thực hiện

Nên cho tích tụ đất đai

Ông Đoàn Ngọc Phả, phó giám đốc Sở NNPTNT An Giang, cho biết trên địa bàn tỉnh có rất nhiều hộ tích tụ được hàng chục, hàng trăm hecta đất để lập những trang trại quy mô lớn. Những trang trại này biết tổ chức làm ăn, ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, cơ giới hóa đồng bộ nên sản xuất luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên do Nhà nước quy định mức hạn điền, truy thuế đối với diện tích vượt mức hạn điền nên bà con không dám đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường là nhờ người thân đứng tên giùm.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng với hộ ít đất thì thu nhập thấp, cũng có tâm lý muốn bán đất tìm kế mưu sinh khác, làm ngành nghề khác để có cơ hội khá lên. Còn những hộ có nhiều đất, đủ điều kiện đầu tư lại muốn mua thêm đất nữa để làm ăn lớn. Có cung, có cầu, chuyện tích tụ ruộng đất là điều tất yếu và tình trạng nhờ người khác đứng tên để né hạn điền, né thuế vượt hạn điền là một thực tế diễn ra bấy lâu.

“Nó xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người dân. Cách này có thể dẫn tới những hệ lụy không tốt, cần phải gỡ khó cho dân” - ông Nhị nói.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng VN đang hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm có chất lượng ổn định, có tính cạnh tranh cao để nâng giá trị lợi nhuận sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất để thuận lợi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện liên kết trong sản xuất.

ĐỨC VỊNH


Ngày 02-12-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Gỡ khó cho dân
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: