Thứ 7, 20-04-2024, 2:44 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Trở thành tỷ phú sau 18 năm nghiệp ngập
Trở thành tỷ phú sau 18 năm nghiệp ngập
peheo9xDate: Thứ 3, 27-11-2012, 9:43 PM | Message # 1
Thành viên trẻ
Nhóm: Đã xác nhận là Thành viên
Số bài viết: 2055
Điểm: 2
Trạng thái: Không lên mạng
Trở thành tỷ phú sau 18 năm nghiệp ngập
27.11.2012 13:21

Ngay từ đầu thập niên 90, người dân xứ Tuyên đã biến đến con nghiện khét tiếng mỗi ngày đốt cả 'chỉ' heroin Nguyễn Ngọc Văn. Bây giờ, đã là chủ của một nhà hàng sang trọng tiền tỷ kinh doanh đặc sản 'cá sông Lô', Nguyễn Ngọc Văn lại nổi tiếng với sự nghiệp đi lên từ con cá.
Giàu có, và thành đạt, nhưng khi ôn lại hành trình gian khổ giã từ "nàng tiên nâu" sau 18 năm gắn bó, phục thiện để vươn lên làm giàu trên đất quê hương, người đàn ông 51 tuổi vẫn xót xa, ân hận vì những năm tháng tuổi trẻ đã sống hoài, sống phí.

Bìa đậu đánh thức lương tri

Ghé thăm Nguyễn Ngọc Văn vào một chiều đông muộn tại nhà hàng khang trang của anh nằm ở tổ dân phố 27, phường Minh Xuân, ngay giữa trung tâm TP Tuyên Quang, khi đã vãn khách.

Người đàn ông sinh năm 1961, vui tính đọc câu thơ chế: “Bắn điếu thuốc lào, nâng cao sĩ diện”, vừa nghếch cổ rít một hơi dài, nhả từng làn khói thuốc. Với giọng nói to, trầm, từ tốn, Văn ôn lại quá khứ một thời nghiện có số.

Văn là con trai thứ tư trong một gia đình truyền thống cách mạng có sáu người con. Bố từng là bộ đội chiến đấu trên chiến trường khói lửa Quảng Trị, mẹ Văn là thanh niên xung phong, ròng rã gánh gạo phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ba người chị gái của anh cũng sớm ra nhập cách mạng từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Ở gia đình cách mạng, cha mẹ, các anh chị em đều đổ dồn mọi hy vọng vào Văn. Nhưng tréo ngoe thay, Văn không đi con đường sáng, mà lỡ sa chân vào con đường đầy tăm tối, để tuổi trẻ bị khinh nhạo, tủi nhục và đầy đắng cay.


Anh Nguyễn Ngọc Văn

Văn kể, quá khứ lầm lỗi của anh bắt đầu từ năm 1981. Hai mươi tuổi, sức trai hùng tráng, Văn đi làm công nhân cho một công ty lớn ở tỉnh Tuyên Quang, cũng từ đây con đường nghiện ngập đã chớm nở. Năm 1983, sau hai năm làm công ăn lương, lại mới cưới vợ, thấy cuộc sống trước mắt quá khó khăn, Văn mang theo giấc mộng đổi đời rời bỏ quê nhà, tìm lên Hà Giang để đãi vàng sa khoáng.

Vốn đã là một con nghiện từ trước, ở nơi thâm sơn cùng cốc, sống trong cảnh ăn hang, ngủ hốc, giành giật sự sống bằng vũ lực, với sức vóc và độ liều lĩnh trời phú cho, Văn nhanh chóng trở thành một bưởng vàng đầy quyền uy. Có nhiều vàng trong tay, Văn thả phanh trượt dài trên con đường nghiện ngập. Bao nhiêu tiền, vàng, gã đều đem đi đốt hết vào khói thuốc. Những ngày đó, tối ngày, Văn sống bên nàng tiên nâu, lúc nào ý nghĩ đầu tiên cũng là ma túy. Sức khỏe từ đấy cũng trượt dốc theo những cơn nghiện, độ lười lao động cũng dần tăng lên, tiền bạc làm ra chẳng đủ để chơi ma túy, Văn sa ngã tưởng chừng khó có điều gì có thể cứu vãn.

Ngồi bên chồng, nhớ lại những ngày tháng làm vợ cơ cực khi người chồng lầm lỡ, chị Trần Tuyết Loan chia sẻ: “Thời gian anh ấy nghiện ngập suốt mười tám năm, một mình chị phải nuôi hai đứa con thơ trên con đò rách nát. Các con tôi đều xấu hổ vì cha nó nghiện ngập nên đều sớm bỏ học. Bệnh tật trong người, nhưng là người vợ, người mẹ, tôi vẫn cố gắng bước, bỏ qua mặc cảm trước mọi dư luận để nuôi các con trưởng thành. Những tháng ngày anh ấy chìm trong nghiện ngập, bản thân anh ấy thân tàn ma dại, còn vợ con thì ngày đêm tủi nhục”.

Trước cảnh vợ con nheo nhóc, cực khổ, Văn động lòng trắc ẩn và quyết định rời bỏ bãi vàng, trở về quê hương để đoàn tụ với vợ con. Ấy vậy mà, những cơn đau đớn, vật vã vì đói thuốc đã khiến anh một lần nữa bỏ qua trách nhiệm với vợ con. Không đủ nghị lực vượt qua vòng vây của nàng tiên nâu, lần nào cai nghiện cũng chỉ được một thời gian, Văn lại tái nghiện, nhưng khao khát hoàn lương của anh vẫn âm ỉ cháy từng ngày.

Năm 1996, phường Minh Xuân vận động các con nghiện trên địa bàn đi cai nghiện. Văn tình nguyện tham gia cai nghiện trong giai đoạn một kéo dài trong vòng hai tháng. Anh bảo, đó là quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời đối với anh. Những khi đến cơn, toàn thân đau đớn, vật vã như bị hàng ngàn mũi kim châm vào, có những khi không chịu nổi sự cám dỗ, anh trốn trại đi tìm thuốc, rồi lại trở về ngay sau khi đã thỏa thuê. Được sự động viên của vợ con, dần dần anh cũng vượt qua được cơn đói thuốc.

Cắt cơn, anh được trở về nhà tự cai. Thế nhưng, những ánh mắt nghi ngại của hàng xóm, bạn bè về kẻ nghiện ngập, rách nát là anh vẫn còn đó. Trong một thời gian ngắn, họ hông tin anh đã đoạn tuyệt với ma túy, mà luôn xa lánh, cảnh giác với anh vì sợ anh chôm đồ đi bán những lúc lên cơn. Khi ấy, quyết tâm phục thiện của anh mạnh mẽ hơn hết. Văn lại khoác ba lô lên vai, lần này, anh tình nguyện tới công trường 06 (thuộc thị xã Tuyên Quang khi đó) lao động để dứt hẳn với ma túy. Nhờ chăm chỉ, anh được tín nhiệm phân công làm tổ trưởng tổ khoan nổ đá.

Anh tâm sự: “Mỗi ngày, tôi khoan nổ mìn cho hơn 20 lao động, khối lượng phải phá dỡ là hơn 20 lao động, khối lượng phải phá dỡ hơn là 20m3. Sau đó, mỗi người phải tự đập nhỏ 1 khối đá để bán lất tiền ăn”. Gian khổ, vất vả là thế, nhưng Văn vẫn lén lút hút lại.

Anh lại kể, đời anh chỉ thực sự đoạn tuyệt được ma túy nhờ vào đứa con trai yêu dấu. Ngày đó, trong một lần giải lao giữa giờ lao động, đứa con trai 10 tuổi của anh, tấp tểnh xách lên đưa cho bố một bìa đậu phụ. Khi bóng con khuất dạng, anh ngồi đó, nước mắt chảy xuôi xót xa, ân hận. Lương tri trong anh được khơi nguồn tỉnh giấc, quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy được nhân lên nhiều lần. Anh tự nhủ phải cai hẳn, để bù đắp những thiệt thòi mà vợ con anh đã phải gánh chịu. Ba năm cần cù, hăng say lao động, Nguyễn Ngọc Văn đã hoàn toàn khỏe mạnh, đoạn tuyệt được với nỗi nhớ ma túy. Về nhà, anh còn đem theo được 2,6 triệu đồng tiền công để làm vốn.

Ngày trở về, sum vầy trong vòng tay yêu thương của vợ con, vợ anh phải vét đến bơ gạo cuối cùng trong nhà. Nhưng với Văn, đó lại là bữa cơm đầm ấm, hạnh phúc nhất trong cuộc đời anh. Trở về ngày ấy, Văn đã tự nhủ, sẽ đứng lên làm một cuộc đời, những gì đã đánh mất, anh sẽ tìm lại.

Hết nghiện ma túy, Văn “Cá” nghiện làm giàu

Cầm 2,6 triệu đồng trong tay, để có thêm vốn làm ăn, Văn mạnh dạn vay ngân hàng 20 triệu đồng, đồng thời được tổ phụ nữ phường Minh Xuân tạo điều kiện cho vay 7 triệu đồng. Với lưng vốn gần 30 triệu đồng, vợ chồng anh đã mạnh dạn đầu tư mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Mặt hàng anh lựa chọn kinh doanh là đặc sản cá sông Lô. Thế là nhà hàng “Sông Lô cá” của anh ra đời từ đó. Tâm sự về cái tên “thương hiệu” của nhà hàng, Nguyễn Văn Ngọc cho biết, dòng sông Lô quê anh đã chứng kiến những thăng trầm, sóng gió cuộc đời anh, nên anh muốn làm giàu trên chính quê hương mình.

Những ngày đầu tiên khởi nghiệp, chưa từng qua một trường lớp đào tạo nào, để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp như hôm nay, Văn “Cá” phải miệt mài trau dồi kinh nghiệm bếp núc. Một tay anh lo việc đi chợ, chào mời khách đến vào bếp chế biến các món ăn. Văn nấu những món ăn bằng tất cả sự chân thành của một con người lầm lỗi thực lòng hướng thiện đã chinh phục được hầu hết thực khách.

Bỏ sau lưng quá khứ một thời lầm đường lạc lối, Văn chăm chỉ làm ăn, công sức khó nhọc của anh cũng sớm được đền đáp xứng đáng. Vào nghề chẳng bao lâu, Văn “Cá” đã nức tiếng là một đầu bếp tài hoa ở thành phố năm hai bên bờ sông Lô. Thực khách mến tiếng lui tới nhà hàng của anh ngày thêm đông.

Người ta cảm mến Văn “Cá” vì ở anh luôn toát lên sự thân thiện, khát khao hoàn lương rất đỗi chân thành. Ngoài những khi đứng bếp, cứ rảnh rỗi, nghe nơi đâu có chương trình từ thiện, Văn lại lặng lẽ tìm tới, số tiền ủng hộ có khi chỉ vài chục nghìn đồng trích từ lợi nhuận nhà hàng, nhưng đó thực sự đáng quý bởi vì đó là tiền mồ hôi, nước mắt của anh đổ xuống bên cạnh dòng sông quê hương.

Đến thành phố Tuyên Quang, bắt gặp người đàn ông ăn mặc bụi bặm, cổ lúc nào cũng đeo sợi dây chuyền bạc to như xích gắn chiếc răng lợn rừng, lại cưỡi xe phân khối lớn như dân anh chị, mà gương mặt phúc hậu thì đích thị đó là Văn “Cá”. Một thời phá phách, nay trở về hoàn lương, hơn ai hết, Nguyễn Ngọc Văn ý thức được giá trị của nhân cách sống. Anh bảo, từ cái cách anh ăn mặc, đi đứng, thể hiện như một dân chơi thứ thiệt, thế nhưng đó chỉ là cái mẽ bề ngoài đánh lừa mọi người.

Những ai mới tiếp xúc với anh cứ tưởng anh là một trùm giang hồ vùng vẫy. Nhưng gần anh rồi thì mới hiểu, anh đã thực sự hoàn lương. Cái vỏ bọc bề ngoài chỉ là cái mẽ anh dùng để thuyết khác, “lừa” những con nghiện khác hoàn lương. Thế rồi, bằng những nỗ lực chân thành, cách chơi, cách sống đầy thuyết phục của anh đã tạo được niềm tin cho nhiều con nghiện ở đây noi gương anh qua về phục thiện.

Trong số ấy, anh Tạ Phi Hùng được nhắc đến là một minh chứng điển hình. Có tới 10 năm dính nghiện, có lẽ mãi mãi cuộc đời Hùng là hố sâu nếu như anh không gặp được người anh, người bạn tốt bụng là Văn “Cá”. Với Hùng, Văn “Cá” không chỉ một người bạn tốt, mà còn là ân nhân của đời anh. Văn là người đã kề vai sát cánh cùng Hùng trong suốt hành trình giã biệt ma túy, hai người thân nhau như tay với chân. Câu chuyện hoàn lương thành công của 2 con nghiện “nát người” giữa Văn “Cá” và Phi Hùng vẫn được ngồi dân thành phố này nhắc đến như một điển hình về nghị lực đứng dậy trong cuộc sống.

Bây giờ, sau nửa đời thăng trầm, người đàn ông nghiện ngập năm nào đã trở nên giàu có, là chủ một nhà hàng sang trọng đầu tư tiền tỷ, thường xuyên tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân hơn 2 triệu đồng mỗi người/tháng. Hết nghiện ma túy, Văn bảo bây giờ anh nghiện mê mải làm giàu. Với những gì đã có, hiện tại, anh hoàn toàn có thể sống an nhàn đến hết đời, thế nhưng, Văn chọn cho mình sự bận rộn, cần mẫn mỗi ngày. Hôm nào ít việc, cứ rời tay dao, tay thớt là anh thấy “khó ở”, phải làm việc đều tay Văn mới thấy cuộc sống của anh có ý nghĩa. Giờ đây, khi các con đã khôn lớn, xây dựng gia đình, Văn có cháu nội, cháu ngoại đầy đủ. “Điều tôi luôn day dứt tâm khảm, đó là vì tôi nghiện ngập mà các con tôi xấu hổ với bạn bè, lỡ dở tương lai”, Nguyễn Ngọc Văn nói.

Được biết đến là tấm gương nỗ lực không mệt mỏi trên hành trình phục thiện, năm 2008, Văn “Cá” vinh dự được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tới thăm hỏi, động viên. Hiện tại, với Văn, công việc kinh doanh rất bận rộn, nhưng anh vẫn dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động xã hội, tích cực hoạt động từ thiện, sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh như một cách anh trả ơn ân nghĩa với đời.

Hôn nhân & Pháp luật


Ngày 27-11-2012
Thành viên đăng

peheo9x
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Xã Hội » Trở thành tỷ phú sau 18 năm nghiệp ngập
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: