Thứ 6, 29-03-2024, 8:39 AM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Tấm lòng nhân ái » Nỗi đau của thầy giáo nghèo
Nỗi đau của thầy giáo nghèo
cucquyDate: Thứ 5, 22-11-2012, 1:11 AM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng


Nỗi đau của thầy giáo nghèo

SGTT.VN - Trong căn gác trọ chưa đến 10m2 đó, hàng đêm người vợ trẻ tay ôm đứa con thơ đang ngủ say mà nước mắt chan hoà. Còn người chồng thì lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong, làm chỗ dựa cho vợ con.

Cha làm thầy con thất học

Vào một ngày đầu tháng 3.2009, thầy giáo Trần Văn Đúng kết thúc mối tình sinh viên thơ mộng với cô bạn cùng trường bằng một đám cưới ấm cúng, bất chấp sự can ngăn của gia đình vì kẻ Bắc người Nam. Đôi vợ chồng trẻ thuê một căn gác trọ nhỏ, ngày ngày chồng đi dạy văn, vợ đi dạy vật lý ở hai trường khác nhau. Không có hộ khẩu thành phố, phải làm giáo viên hợp đồng với đồng lương ít ỏi, cuộc sống của vợ chồng thầy giáo trẻ khá chật vật. Một người thương tình cho vợ chồng thầy Đúng nhập vào hộ khẩu nhà mình. Vào một ngày giữa tháng 12.2009, niềm vui càng thêm trọn vẹn khi gia đình nhỏ ấy có thêm một bé gái xinh xắn. Bé là con đầu lòng, lại là cháu đầu tiên của hai bên nội ngoại, hai vợ chồng dồn hết niềm yêu thương, đặt một cái tên thật đẹp: Trần Hà Lan Dung.

Để tiện công việc, hai vợ chồng gửi con về ngoại chăm sóc. Khi bé Dung được 18 tháng, thầy Đúng đón con lên Sài Gòn cho đi học. Khi bảng thông báo danh sách nhập học có tên bé cũng là lúc vợ chồng thầy nhận tin dữ. Bé Dung bị mắc bệnh Thalassemia, một căn bệnh hiếm còn được gọi là bệnh tan hồng cầu, hay thiếu máu di truyền, có người gọi nôm na là một dạng ung thư máu. Niềm vui cho con đi học mẫu giáo của vợ chồng thầy vỡ tan!

Thầy Nguyễn Hữu Thanh, giáo viên ngữ văn trường Nguyễn Du (TP.HCM), đồng nghiệp và cũng là bạn thân của thầy Đúng kể: “Gia đình Đúng rất khó khăn. Ở nhà tranh, không có ruộng, từ nhỏ Đúng đã bị bắt nghỉ học đi chăn trâu. Nhưng Đúng vẫn cố gắng học, chọn ngành sư phạm để đỡ chi phí học hành”. Hiện nay thầy Đúng là thạc sĩ trẻ nhất của trường. Mặc dù cuộc sống riêng khó khăn nhưng thầy Đúng vẫn gồng gánh nuôi em ăn học.

Thầy Thanh nói: “Tuy từ nhỏ đã quen sống cực khổ nhưng với Đúng con gái bệnh là cái khổ lớn nhất. Đúng lặng lẽ đón nhận, lặng lẽ tập trung mọi thứ cho con gái. Không hề than thở với ai”.

Lên mạng tìm cách chữa bệnh cho con

Căn bệnh hiểm nghèo khiến bé Dung phải được truyền máu mỗi tháng để duy trì sự sống. Bé được bảo hiểm y tế miễn phí chi phí truyền máu, thuốc thang. Tuy nhiên, vì bệnh nhân quá đông, bác sĩ không có thời gian tư vấn. Không quen biết, không tiền bạc, người cha nghèo bèn lên mạng tự tìm hiểu về căn bệnh, không để số phận cướp mất con mình.

Người thầy dạy văn dùng chút kiến thức y học góp nhặt được trên mạng kể về bệnh của con gái: “Khi phát hiện bệnh, bé có biểu hiện ói, sốt, biếng ăn, da xanh xao, bụng to. Do phát hiện muộn nên lách đã to độ 3, nếu qua độ 4 có lẽ sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ lách”.

Căn bệnh quái ác không có thuốc đặc trị, phải làm phẫu thuật ghép tuỷ hoặc ghép cuống rốn mới mong khỏi. Ca phẫu thuật phải được thực hiện trước khi bé lên năm tuổi, để càng lâu cơ hội cứu bé càng mong manh. Và, con số 500 triệu đồng chi phí cho ca phẫu thuật khiến người cha nghèo chết lặng, bất lực nhìn con.

Với tổng thu nhập của cả hai vợ chồng được khoảng 6 triệu đồng một tháng, thầy Đúng không nguôi hy vọng trong vòng ba năm sẽ để dành được đủ số tiền phẫu thuật cho con. Người ta nói, để biết giá trị của một tháng hãy hỏi người mẹ sanh con thiếu tháng. Ba năm – với các bậc cha mẹ trông con mình lớn lên đã là khoảng thời gian quá dài, còn thầy Đúng lại muốn kéo ngày dài ra thăm thẳm trong nỗi sợ về đứa con yêu sẽ ra đi bất cứ lúc nào.

Thầy tâm sự: “Bé là con đầu lòng, nên cũng đặt niềm tin, hy vọng nhiều. Bây giờ gặp cảnh này chỉ biết ráng mà lạc quan, không dám nghĩ tới hoàn cảnh xấu nhất”.

Một người con đã quen với cảnh sống nghèo khó; một người cha bản lĩnh; một giáo viên tự trọng, ngại ngùng đón nhận giúp đỡ của đồng nghiệp, học trò… được gạt hết sang một bên, ngày ngày thầy Đúng vẫn tới lớp mang đến những giờ học văn vui nhộn cho đám học trò nhỏ.

Người cha nghèo không ngừng hy vọng về một nơi gọi là viện Nhi trung ương Hà Nội, nơi đó đang thực hiện những nghiên cứu về bệnh Thalassemia. Thầy mong con mình được là đối tượng thử nghiệm để có cơ may thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo.

bài: Minh Cúc, ảnh: Thanh Hảo

Bạn đọc có lòng muốn chia sẻ khó khăn của thầy Đúng, xin liên hệ số điện thoại: 0983501084. Địa chỉ: 231/81 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8, TP.HCM (phòng 1.04)

Bài đăng trên SGTT Nguyệt san số tháng 11.2011, đang có trên các sạp báo. Mời bạn đón đọc.
[/size][/size]


Ngày 22-11-2012
Thành viên đăng

cucquy
Đính kèm: 3434187.jpg (12.8 Kb)


Tin được sửa đổi bởi cucquy - Thứ 5, 22-11-2012, 1:12 AM
 
ModeratorsDate: Thứ 6, 23-11-2012, 6:15 PM | Message # 2
Miss Thảo Anh
Nhóm: Quản lý
Số bài viết: 438
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
chà , tình thương mến thương


Ngày 23-11-2012
Thành viên đăng

Moderators
 
cucquyDate: Thứ 4, 12-12-2012, 9:56 PM | Message # 3
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng
uhm


Ngày 12-12-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Tấm lòng nhân ái » Nỗi đau của thầy giáo nghèo
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: