Chủ nhật, 05-05-2024, 3:16 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Gia đình - cuộc sống » Cuộc chiến chống tè dầm
Cuộc chiến chống tè dầm
cucquyDate: Thứ 3, 27-11-2012, 10:02 AM | Message # 1
Thành viên trung niên
Nhóm: Thành viên
Số bài viết: 4900
Điểm: 0
Trạng thái: Không lên mạng


Có nhiều nguyên nhân khiến bé tè dầm và bạn hãy bên con để đẩy lùi tình trạng khó chịu này.

Vì sao giường ướt?

Bé đã hết tuổi mặc tã (bỉm) nhưng điều khiến bạn lo lắng là đêm nào bé cũng tè dầm. Chứng tè dầm này có thể thuộc về gen di truyền hoặc đôi khi là do cơ quan não và bộ phận tiêu hóa chưa hợp tác ăn ý nhau khiến bé dễ tè dầm.

Các nhà khoa học cũng đã tìm ra nguyên nhân vì sao những bé có giấc ngủ sâu dễ tè dầm hơn bé khác, vì khi ngủ say não trẻ sẽ không “đọc” được dấu hiệu nhận biết bọng đái đã đầy nước và cơn say ngủ khiến bé lờ đi việc phải thức dậy đi tiểu.

Ngoài ra, tình trạng đái dầm của bé còn bắt nguồn từ nhiễm trùng đường tiểu: Sự sưng tấy bàng quang có thể hối thúc trẻ đi tiểu nhiều hơn. Chưa kể sự bất thường ở cơ, thần kinh cũng làm đảo lộn sự cân bằng thần kinh phụ trách việc kiểm soát tiểu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khiến bé rơi vào trạng thái tè dầm mất kiểm soát được khoa học kiểm chứng chính là bé bị rối loạn về cảm xúc khi gặp gia đình căng thẳng, thay đổi lớn của bản thân như đi học, mẹ sinh em bé, chuyển đến nhà mới.

Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ cho bé mỗi ngày

Đẩy lùi tình trạng

Trước hết, hãy hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối. Bạn nên nhớ là không cần phải kiềm chế uống nước và các chất lỏng khác nhiều mà chỉ cần hạn chế trẻ dùng nước trong và sau bữa tối. Tiểu đêm không phải gây ra bởi việc có bọng đái đầy qua đêm mà bởi việc bé không thể thức dậy để đi tiểu khi bọng đái cần được làm rỗng.

Việc cắt giảm đồ uống có chứa cà phê như cola hay sô-cô-la nóng vào trước giờ đi ngủ cũng là điều nên làm vì các loại nước này có thể làm tăng lượng nước tiểu. Một cách khác để cắt giảm lượng nước trẻ đòi uống vào ban đêm là khuyến khích con uống nhiều nước hơn vào ban ngày. Những loại nước như trà ngọt, hoa quả, ca cao nóng nên uống sau khi ở lớp về. Giống như việc đánh răng, con bạn nên cần được đi tiểu ngay trước khi bé lên giường. Cẩn thận hơn, bạn có thể cho bé đi tiểu 30 phút trước giờ đi ngủ đều đặn.

Tâm lý căng thẳng cũng có thể gây nên tình trạng đái dầm ở trẻ. Vì thế nên hãy giữ gìn không khí gia đình hòa thuận, tránh tạo các tình huống căng thẳng cho con. Và khi con đến môi trường mới, mới đi học, chuyển nhà mới… cần dành thời gian trấn an con. Đồng thời, cũng cần quan tâm và điều trị các bệnh nếu bé có.

Khi nào cần điều trị chứng đái dầm?

Nếu bé đã 6 - 7 tuổi mà vẫn đái dầm, bạn cần tìm các biện pháp can thiệp, chữa trị. Ngoài ra, cùng với tè dầm, bé có các triệu chứng khác như đi tiểu liên tục, hoặc đi tiểu kèm sốt cao, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khẩn cấp.

Ngọc Nga
giadingtre.net


Ngày 27-11-2012
Thành viên đăng

cucquy
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » Gia đình - cuộc sống » Cuộc chiến chống tè dầm
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: