Thứ 7, 11-05-2024, 6:16 PM
[ Tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » An ninh hình sự » Gã gõ mõ và sự thật vụ oan hồn đòi mạng
Gã gõ mõ và sự thật vụ oan hồn đòi mạng
peheo9xDate: Thứ 3, 27-11-2012, 10:05 PM | Message # 1
Thành viên trẻ
Nhóm: Đã xác nhận là Thành viên
Số bài viết: 2055
Điểm: 2
Trạng thái: Không lên mạng
Gã gõ mõ và sự thật vụ oan hồn đòi mạng
26.11.2012 13:02

Tú Trung chợt nhớ rằng, vài tháng nay mới có một gã nghèo túng tên là Minh Tu, 40 tuổi, không biết từ đâu trôi dạt về đây, được dân trong vùng thương tình cho trú ngụ tại Nguyệt Kiều Viện.
Minh Tu thường ngày đi dạo quanh khắp các nhà xem có nhà nào cần người làm thì vào giúp đổi lấy bữa cơm. Chiều nào hắn cũng ghé qua mấy ngôi chùa ở phía dưới chợ dọn dẹp và được các vị hòa thượng cho ăn tử tế, đôi khi còn cho quần áo và chút tiền nong. Bởi vậy, đêm đêm cứ cuối canh một, đầu canh hai, Minh Tu mới từ chợ về Nguyệt Kiều Viện nghỉ. Minh Tu trông có vẻ hung tợn nhưng lại nhát gan và hay sợ ma quỷ, nên ban đêm trên đường về nhà, đi được vài bước, gã lại gõ “cốc, cốc” vào cái mõ của nhà chùa bỏ đi mà gã xin được.

Tìm được người trong mộng

Ở huyện Hiếu Cẩm, thuộc phủ An Đức bên Tàu xưa, có chàng trai tên là Hứa Tú Trung. Tú Trung đẹp trai, rất thông minh, lại là con nhà khá giả nên được cha mẹ cho trọ tại phố huyện để theo đuổi sự nghiệp học hành. Đến năm 18 tuổi, cậu đã đỗ tú tài. Theo tục lệ thời đó, học trò đỗ tú tài được mặc áo xanh, và Tú Trung cũng có cái vinh dự đó. Tuy nhà giàu, học giỏi, đẹp trai, song Tú Trung vẫn nhã nhặn, lễ độ và chăm chỉ học hành để chuẩn bị thi Cử nhân. Cậu trở thành mục tiêu số một của các gia đình trong phố huyện có con gái tới tuổi cập kê.

Ở đối diện nhà Tú Trung trọ học là ngôi nhà của ông bà Tiêu Phụ Hớn. Cặp vợ chồng này mở cửa hàng bán thịt lợn nên suốt ngày bận lo làm ăn, không có thời gian chăm sóc đến cô con gái duy nhất năm nay tuổi vừa tròn 16, mắt đen nhánh, môi đỏ như son, mặt mũi xinh xắn, tên là Tiêu Thục Ngọc. Vợ chồng Tiêu Phụ Hớn ở căn phòng phía sau cửa hàng, còn nàng Thục Ngọc được cha mẹ cho ở một mình trên lầu có cửa sổ trông xuống đường. Nhờ cha mẹ có của ăn, của để nên Thục Ngọc cả ngày chỉ quanh quẩn trong phòng may vá, thêu thùa.

Làm bạn với mũi kim sợi chỉ suốt ngày cũng buồn, nên thỉnh thoảng nàng lại đến bên cửa sổ vén rèm nhìn xuống đường xem người qua lại. Rồi nàng thấy tâm hôn thay đổi và bắt đầu để ý đến Tú Trung, chàng thư sinh đẹp trai, tài giỏi ở đối diện nhà nàng mà cha mẹ nàng trong bữa ăn thường hay nói đến và không tiếc lời khen ngợi.

Có một hôm, nàng nấp trong rèm nhìn trộm Tú Trung lúc chàng ở trong nhà đi ra. Chợt Tú Trung ngước mắt nhìn lên, Thục Ngọc hốt hoảng lùi lại, đầu đụng phải cái bánh xe bằng gang treo ở xà nhà. Cái bánh xe này do cha mẹ nàng cho gắn từ lâu để kéo các rương đựng đồ quý giá từ dưới nhà lên lầu hay từ trên lầu xuống dưới nhà. Hồi nhỏ, nàng thường được cha mẹ cho ngồi lên rương rồi kéo lên gác, nên công việc này đối với nàng không có gì là lạ.

Nói về Tú Trung, tuy ở căn nhà đối diện với nhà Thục Ngọc, nghe nói nhà ông hàng thịt có cô con gái xinh đpẹ, nhưng phần nào cho rằng nàng còn nhỏ tuổi và phần cũng chẳng thấy nàng ra ngoài nên Tú Trung cũng không để ý. Nhưng ít lâu nay, mỗi sáng cắp sách ra cửa đi học, chàng có cảm giác như bị nhìn trộm. Ngước lên lầu Thục Ngọc thì thấy có bóng người con gái thấp thoáng sau màn the xanh. Lúc đầu, Tú Trung cho là sự tình cờ, nhưng sau thấy sáng nào người con gái ấy cũng ngồi nhìn mình qua rèm thì Tú Trung đánh báo nháy mắt, mỉm cười ra chiều vui vẻ.

Rồi một buổi sáng nọ, Thục Ngọc hiện ra giữa hai tấm màn the xanh vô cùng xinh đẹp, Tú Trung nhìn thấy nàng bàng hoàng, ngây ngất. Thế rồi từ hôm đó trở đi, chàng và nàng, kẻ trên lầu người dưới đường, ngày ngày trao nhau nụ cười, ánh mắt.

Tú Trung tìm mọi cách để gần người yêu nhưng chẳng được. Hàng tháng nay, chàng xao nhãng cả việc học hành, ngày đêm chỉ tính sao được vai kề vai cùng Thục Ngọc giãy bày tâm sự, tỏ nỗi nhớ thương. Nhưng chàng tốn công vô ích, vì cha mẹ Thục Ngọc tuy là người làm ăn buôn bán nhưng vẫn cấm cung con gái trên lầu.

Một năm, Thục Ngọc chỉ được ra ngoài đường vài lần như đêm giao thừa đi lễ chùa hái lộc, sáng mùng Một đi chúc Tết họ hàng hai bên nội ngoại và thỉnh thoảng đi dự cưới xin, ma chay mà thôi. Người tớ gái của Thục Ngọc lại có thân hình đồ sộ, nghe lời ông bà chủ nên Tú Trung khó lời mà gần người yêu.

Bỗng một sáng như thường lệ, chàng nhìn lầu Thục Ngọc thì thấy cửa sổ đóng kín mít. Chàng bần thần, lo lắng vô cùng. Chàng chợt nhớ, cách đây vài hôm, chàng thấy có nhiều người xem ra là người thân của gia đình Thục Ngọc tới lui trò chuyện cùng cha mẹ nàng, Tú Trung giật mình lo sợ có chuyện không hay xảy ra cho gia đình người yêu hay không. Ngày hôm ấy rồi đến chiều hôm sau, cửa sổ trên lầu Thục Ngọc vẫn đóng chặt…

Lòng tràn ngập niềm nhớ nhung Thục Ngọc, Tú Trung thẫn thờ đi thẳng ra đầu phố huyện, ra bờ sông cho vơi cơn sầu. Chàng đi xuống con đường nhỏ chạy giữa hai dải đất cao, ra phía sông, rồi chàng theo con đường mòn đi lên gò phía tay trái. Trên đỉnh gò có một bãi đất bằng phẳng, trên đó cất một ngôi chùa nhỏ gọi là chùa Quan Âm, không biết dựng lên từ khi nào mà nay đã bỏ phế.

Dọc theo hông chùa có con đường nhỏ chạy xuống chiếc cầu đá, chính giữa cầu có cất một cái nhà nhỏ bằng cây còn tốt, tên là Nguyệt Kiều Viện, trước dùng làm đền cúng thần cầu, thần sống, nhưng từ ngày sông nhánh cạn thì ngôi đền cũng bỏ hoang.

Gã gõ mõ trong Nguyệt Kiều Viện

Tú Trung chợt nhớ rằng, vài tháng nay mới có một gã nghèo túng tên là Minh Tu, 40 tuổi, không biết từ đâu trôi dạt về đây, được dân trong vùng thương tình cho trú ngụ tại Nguyệt Kiều Viện. Minh Tu thường ngày đi dạo quanh khắp các nhà xem có nhà nào cần người làm thì vào giúp đổi lấy bữa cơm.

Chiều nào hắn cũng ghé qua mấy ngôi chùa ở phía dưới chợ dọn dẹp và được các vị hòa thượng cho ăn tử tế, đôi khi còn cho quần áo và chút tiền nong. Bởi vậy, đêm đêm cứ cuối canh một, đầu canh hai (vào khoảng 10 giờ khuya) Minh Tu mới từ chợ về Nguyệt Kiều Viện nghỉ, vai gã đeo cái tủ nhỏ bên trong đựng mấy thứ đồ dùng và một con dao nhỏ để gặp dám giỗ chạp, quan hôn, tang tế thì dùng để trọc tiết lợn, làm gà vịt. Minh Tu trông có vẻ hung tợn nhưng lại nhát gan và hay sợ ma quỷ, nên ban đêm trên đường về nhà, đi được vài bước, gã lại gõ “cốc, cốc” vào cái mõ của nhà chùa bỏ đi mà gã xin được.

Màn đêm buông xuống đã từ lâu, tinh tú lấp lánh đầy trời, quanh quẩn đâu đây con cú mèo buông ba tiếng rời rạc và buồn thảm. Bỗng có tiếng loạt soạt nổi lên từ bụi rậm gần đó làm Tú Trung giật mình, tan giấc mơ màng. Chàng đứng dậy lần theo đường cũ về nhà. Tới phố huyện, nhà nhà đều leo lét ánh đèn dầu lạc, Tú Trung chậm chạp đi bên đường lót đá, chốc chốc lại nhìn về phía trước, nơi lầu Thục Ngọc.

Còn 3 nhà nữa thì đến lầu người yêu. Tú Trung giật mình, dụi mắt ngỡ mình chiêm bao. Rõ ràng cửa lầu Thục Ngọc mở rộng, có ánh đèn le lói như có bóng người con gái thấp thoáng bên rèm. Chàng bước nhanh tới trước nhà nhìn lên thì vừa lúc ấy Thục Ngọc cũng quay gót vào bên trong. Tú Trung đứng chết trân một lúc, chàng toan cất tiếng gọi nhưng lại thôi.

Tú Trung cứ đứng tựa cửa nhà mà nhìn sang lầu Thục Ngọc như thế rất lâu, cho đến khi có người gọi chàng vào ngủ chàng mới hay là đã khuya rồi. Nhưng chàng không ngủ nổi, chân tay bứt rứt khó chịu vô cùng. Rốt cuộc, Tú Trung nhất quyết phải gặp mặt Thục Ngọc ngay đêm nay. Giờ phút này, cháng mới nhận thấy chàng đã yêu Thục Ngọc biết bao nhiêu.

Nhưng làm thế nào để gặp Thục Ngọc bây giờ? Để không đánh thức người nhà dậy, Tú Trung nhẹ nhàng ngồi dậy, rón rén qua sân đến gần cửa nhỏ bên hông nhà, khẽ nâng chốt hãm rồi hé cửa lách ra ngoài hẻm. Tú Trung cẩn thận lấy dây cột cửa lại cho gió khỏi đập, đoạn chàng men theo hẻm mà ra đến ngoài lộ.

Chàng mừng rỡ vô cùng khi thấy trên lầu Thục Ngọc còn ánh đèn. Tú Trung đưa mắt nhìn quanh thấy đường phố vắng tanh, nhà nhà đều đóng cửa tắt đèn đi ngủ hết. Chàng lùi vào trong con hẻm đến gần cái thang tre. Nhưng Tú Trung vừa vác thang ra đến đầu hẻm, bỗng dưng chàng đứng sững lại vì vừa lúc đó phía dưới chợ có tiếng mõ đưa tới mỗi lúc một gần. Chàng vội vã đặt thang tre xuống dưới đất rồi trở ra nép phía hông nhà ló đầu nhìn về phía chợ.

Đó là tiếng mõ của Minh Tu. Chờ cho tiếng mõ xa dần, Tú Trung mới chạy vào hẻm vác thang băng qua đường rồi đem dựng theo mặt tiền nhà Thục Ngọc leo lên lầu. Đảo quanh phòng Thục Ngọc không thấy có ai, Tú Trung mừng rỡ vô cùng bèn vén màn the khẽ cất tiếng gọi: “Thục Ngọc, Thục Ngọc, Tú Trung đây”. Thục Ngọc giật bắn người quay ra phía cửa sổ, 2 tay nàng chặn vội lên ngực, khi nhận ra là Tú Trung, Thục Ngọc rất vui mừng, nàng chạy ra cửa sổ, nắm tay Tú Trung kéo vào phòng.

Kể từ hôm đó, Tú Trung và Thục Ngọc đã trở nên thân thiết. Thục Ngọc bày cho Tú Trung cách lên gặp nàng qua cái bánh xe trước đây ba mẹ nàng vẫn dùng để thòng dây trục hàng lên xuống và ám hiệu đó là giật 2 lần vào tấm vải trắng buống trước nhà. Tối đó rồi tối kế tiếp, cứ canh hai trước giờ Minh Tu gõ mõ đi qua một chút là Tú Trung giật tấm vải trắng 2 lần làm hiệu rồi đánh đu vào bánh xe.

Tức thì Thục Ngọc ở trên lầu kéo chàng lên. Lối xóm có vài người tình cờ bắt gặp Tú Trung đu theo tấm vải trắng lên lầu Thục Ngọc, nhưng phải cái họ toàn là người tứ chiếng đến phố huyện trú ngụ, lại bận rộn làm ăn buôn bán nên dẫu có biết, họ cũng chỉ để bụng chẳng ai nói ra. Vả lại cha mẹ Thục Ngọc không ưa giao dịch bạn bè với ai nên lối xóm chẳng ai đến tâm sự với ông bà và ông bà cũng chẳng hề tâm sự với ai cả.

Riêng mẹ Thục Ngọc, bà có nhận thấy dạo này con bà khác trước. Bà thấy con bà càng ngày càng xinh đẹp và lại tươi vui, cười nói suốt ngày. Thỉnh thoảng, nàng cũng hay gợi chuyện về Tú Trung, nàng vẫn làm bộ chê bai này nọ khi bà không tiếc lời khen ngợi chàng thư sinh. Trong thâm tâm, từ lâu bà đã ao ước có một chàng rể hiền như Tú Trung. Bà lại định bụng hễ hai đứa lấy nhau rồi, bà sẽ bắt Tú Trung ở rể lấy cớ là ông bà chỉ có mụn con gái, muốn có nó bên cạnh cho vui cửa, vui nhà. Bởi nghĩ vậy cho nên về sau hễ có dịp là bà lại tán dương Tú Trung với Thục Ngọc.

Một hôm, cha mẹ Thục Ngọc nói cho nàng biết là ông bà muốn có một chàng rể như Tú Trung. Thục Ngọc tỏ ra e thện nhưng trong lòng mừng lắm vì cả cha và mẹ đã đồng ý cho nàng lấy Tú Trung. Tối đó, nàng bồn chồn, đứng ngồi chẳng yên chỉ mong chóng tới khuya để báo tin lành này cho Tú Trung.

Cái chết tức tưởi của con gái người bán thịt

Cho tới một tối, Tú Trung đi dự tiệc cưới mừng người đồng môn, chẳng dè mềm môi quá chén, say khướt đi không vững, bạn bè phải dìu về nhà trọ. Tú Trung nằm mê man trên giường. Đến lúc tiếng mõ văng vẳng từ phía chợ càng lúc càng rõ, thì chàng vẫn mê man không biết gì. Về phần Thục Ngọc, cứ theo lệ thường, khi nghe thấy tiếng mõ là nàng vội tắt nến và chờ Tú Trung ra hiệu như mọi khi. Hôm nay, nàng không hay biết gì về việc Tú Trung say rượu cả.

Nói về Minh Tu đêm đó, đi ngang qua nhà Thục Ngọc, thấy tấm vải trắng buông theo trước nhà tưởng là vải chủ nhà phơi ở cửa sổ tuột xuống, nên sinh lòng tham muốn lấy. Minh Tu bèn tới gần, hai tay nắm chặt lấy đầu tấm vải giật mạnh một cái. Thấy vải còn mắc kẹt trên lầu, Minh Tu lại giật mạnh cái nữa. Tức thì Minh Tu thấy toàn thân bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất và từ từ bị kéo lên. Thì ra vô tình Minh Tu đã dùng đúng ám hiệu nên Thục Ngọc ở trên lầu cấp tốc rút tấm vải lên…

Tới cửa sổ, Minh Tu níu lấy thành cửa đu mình vào trong. Gã còn đang sờ soạng trong bóng tối chợt nghe thấy tiếng Thục Ngọc khe khẽ gọi. Minh Tu cả mừng đi tới ôm lấy Thục Ngọc. Đến lúc này nàng mới biết là lầm, nàng cố vùng vẫy đẩy Minh Tu ra thì đã muộn rồi. Hai cánh tay vạm vỡ của Minh Tu đã quấn cứng ngắc lấy người Thục Ngọc.

Thấy Thục Ngọc thấp giọng nói nhỏ, lại biết thóp nàng là sợ người trong nhà nghe thấy, gã yên chí là nàng chẳng dám la cầu cứu nên cố ý nới lỏng hai tay rồi khẽ cười đáp: “Chính nàng kéo ta lên đây, nay lại bảo ta phải xuống, chuyện đời đâu có dễ vậy”.

Minh Tu chưa dứt lời thì Thục Ngọc đã thừa dịp gã sơ hở vung mạnh hai tay xô Minh Tu lảo đảo suýt ngã. Lúc này, Minh Tu đã quen với bóng tối nên gã trông thấy Thục Ngọc đang len lén đi về phía giường ngủ. Thấy nàng chỉ cách gã có một bước chân, Minh Tu bèn sấn tới vồ đại lấy Thục Ngọc. Bàn tay trái của Minh Tu nắm trúng cổ Thục Ngọc. Thế là Thục Ngọc lại thấy hơi thở dồn dập của Minh Tu nóng hổi bên má nàng.

Thất kinh nàng cất tiếng cầu cứu. Nhưng nàng chưa kịp nói gì thì Minh Tu đã dùng tay bịt miệng lại. Và không may cho nàng, cha mẹ ở dưới nhà làm việc cả ngày nên ngủ mệt, nên cũng không biết gì. Lúc này Thục Ngọc toan kêu to hơn nữa, Minh Tu sợ động có người đến cứu sẽ nguy cho gã, nên gã ra sức nắm chặt cổ Thục Ngọc, rồi gã rút trong bọc ra một con dao nhỏ kề vào cổ Thục Ngọc đưa mạnh một nhát.

Thục Ngọc chết tức thì, không kịp kêu thêm tiếng nào, toàn thân mềm dần và đổ xuống chân giường. Minh Tu thở dốc một hồi rồi đi ra khép cửa sổ lại, đoạn gã trở vào phòng đốt đèn cầy cho sáng và lau sạch vết máu vấy trên tay gã và lưỡi dao. Sau đó, gã cúi xuống rút cây trâm, lột đôi bông tai, và chiếc cà rá của Thục Ngọc, tháo tấm vải trắng ném xuống sàn nhà rồi tắt đèn, mở cửa sổ leo xuống lầu chạy thẳng về nhà.

Đến sáng hôm sau, cha mẹ Thục Ngọc cũng chưa hay biết về cái chết của con gái vì đã từ lâu cả nhà quen với tật ngủ dậy muộn của Thục Ngọc. Mãi cho đến trưa khi đến bữa cơm mà không thấy con xuống, mẹ Thục Ngọc mới lên lầu gọi con thì bà ngất lịm khi thấy xác con bên vũng máu đã khô.


Ngày 27-11-2012
Thành viên đăng

peheo9x
 
Diễn đàn tin tức hàng ngày » Thông tin trong ngày » An ninh hình sự » Gã gõ mõ và sự thật vụ oan hồn đòi mạng
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: